Nhiều Ngân hàng Trung ương khu vực châu Á sẽ hạ lãi suất cơ bản

Cập nhật: 16:44 | 12/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Ngân hàng Trung ương các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang hạ lãi suất nhằm kích thích tiền tệ khi mà chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, bất ổn kinh tế tăng cao.  

nhieu ngan hang trung uong khu vuc chau a se ha lai suat co ban "SHB Lào góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội 2 nước Việt – Lào"
nhieu ngan hang trung uong khu vuc chau a se ha lai suat co ban Cuộc suy thoái giả định khiến nhiều ngân hàng Châu Âu lao đao
nhieu ngan hang trung uong khu vuc chau a se ha lai suat co ban Tăng cường hợp tác tạo nền tảng vững chắc cho hiện tại và tương lai

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Philippines - Bangko Sentral ng Pilipinas, mới đây đã hạ lãi suất cơ bản đồng peso 25 điểm cơ bản trong buổi họp chính sách gần nhất vào ngày thứ Năm. Mức lãi suất mới 4,5% dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày thứ Hai.

nhieu ngan hang trung uong khu vuc chau a se ha lai suat co ban
Nhiều Ngân hàng Trung ương khu vực châu Á sẽ hạ lãi suất cơ bản. Ảnh minh họa

Động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Trung ương Philippines được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương Malaysia và New Zealand đưa ra động thái tương tự. Các Ngân hàng Trung ương châu Á đã chuyển hướng sang nới lỏng chính sách tiền tệ sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định ngừng nâng lãi suất vào tháng 1/2019.

Đây là lần hạ lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Philippines trong khoảng 6,5 năm, như vậy quan điểm của Ngân hàng Trung ương đã chính thức đảo ngược. Chỉ riêng trong năm ngoái, ngân hàng này đã nâng lãi suất 175 điểm cơ bản sau 5 lần họp.

Trong ngày thứ Ba, Malaysia hạ lãi suất chủ chốt lần đầu tiên trong 3 năm, New Zealand tiếp bước hạ lãi suất trong ngày thứ Tư, đây là lần hạ lãi suất đầu tiên trong vòng 2 năm rưỡi.

Trong tuyên bố ra ngày thứ Ba, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia - Ông Philip Lowe thể hiện quan điểm lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương nhấn mạnh: “Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm đi, các kế hoạch đầu tư thu hẹp tại nhiều nước”.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Amp Capital ở Sydney - Ông Shane Oliver, dự báo ngân hàng dự trữ Australia sẽ giảm lãi suất vào khoảng tháng sau. Nhiều chuyên gia khác dự báo Indonesia sẽ giảm lãi suất cơ bản trước thời điểm cuối năm.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng Trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

Ngân hàng Trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản đó là: Phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng Trung ương nào cũng mang đầy đủ 3 chức năng này. Ở phần lớn các nước, ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàngTtrung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do Chính phủ phát hành.

Hoài Dương

Tin liên quan