Nhiều ngân hàng có khả năng “vỡ kế hoạch” niêm yết trong năm 2019

Cập nhật: 10:49 | 16/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - OCB, Nam A Bank, SeABank, MSB… là những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019 nhưng nhiều khả năng sẽ không thể hoàn thành mục tiêu.

nhieu ngan hang co kha nang vo ke hoach niem yet trong nam 2019

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 22/11: Nhiều ngân hàng vẫn 'khát' nhân sự

nhieu ngan hang co kha nang vo ke hoach niem yet trong nam 2019

Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng trước tài khoản cá nhân

nhieu ngan hang co kha nang vo ke hoach niem yet trong nam 2019

Cổ phiếu nổi sóng, nhiều ngân hàng tái khởi động kế hoạch niêm yết

Theo đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2 rồi, Chính phủ đã đưa ra hạn cuối để các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chính thức là năm 2020.

Điều này một lần nữa nhắc nhở trách nhiệm của các ngân hàng cũng như thể hiện quyết tâm của các cơ quan chức năng trong việc siết chặt quản lí đối với nhóm ngành quan trọng này.niêm yết trong năm 2019

Tính đến nay, các ngân hàng như OCB, Nam A Bank, SeABank, MSB… là những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019 nhưng nhiều khả năng sẽ không thể hoàn thành mục tiêu.

nhieu ngan hang co kha nang vo ke hoach niem yet trong nam 2019

Thống kê cho thấy, đến ngày 15/12 mới chỉ có 18 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán và giao dịch trên UPCoM trong tổng số 31 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động. Điều này có nghĩa vẫn còn khá nhiều ngân hàng chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.

Trong mùa đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, không ít nhà băng đặt ra kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm nay. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có duy nhất VietBank thành công đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM vào cuối tháng 7. Các ngân hàng còn lại nhiều khả năng sẽ tiếp tục lỡ hẹn niêm yết khi năm 2019 chuẩn bị kết thúc.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) thông báo với các cổ đông sẽ niêm yết toàn bộ số cổ phiếu đã phát hành lên sàn HOSE và tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng trong năm 2019.

Tuy nhiên, năm 2019 sắp đi qua nhưng Nam A Bank vẫn chưa có động thái nào liên quan đến việc chuẩn bị đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán mà thay vào đó là những lùm xùm liên quan đến tranh chấp cổ phần trong gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Toàn.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại SeABank. Trong ĐHĐCĐ thường niên 2019, ngân hàng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE thay vì lên UPCoM như hồ sơ đã nộp trong năm 2018 với thời gian dự kiến niêm yết trong khoảng từ 2019 – 2020.

Trong thời gian chưa niêm yết HOSE, SeABank sẽ ủy quyền cho HĐQT xem xét, quyết định việc đăng kí giao dịch trên UPCoM trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lí Nhà nước.

Mặc dù vậy, đến hiện tại, thời gian cổ phiếu SeABank chính thức được giao dịch trên HOSE hay thị trường UPCoM vẫn còn là một ẩn số.

Tại OCB, nhiều năm qua, vấn đề niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung luôn là một câu hỏi thường trực mà các cổ đông dành cho ban lãnh đạo ngân hàng. Mặc dù vậy, câu trả lời mà họ nhận được gần như năm nào cũng giống nhau là OCB sẽ cố gắng niêm yết trong năm nay và HĐQT sẽ nỗ lực để không chậm trễ hơn nữa.

Trong ĐHĐCĐ 2019, một lãnh đạo ngân hàng này cũng từng nhấn mạnh với các cổ đông rằng ngân hàng sẽ cố gắng hoàn tất và cuối quí III/2019. Tuy nhiên, năm 2019 chuẩn bị kết thúc mà OCB vẫn chưa có một thông tin chính thức nào về kế hoạch niêm yết sắp tới.

Khả quan hơn các ngân hàng ở trên, tháng 11 vừa qua, HOSE thông báo đã nhận được hồ sơ đăng kí niêm yết lần đầu 1.175 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Nhưng cho tới thời điểm hiện tại thời gian niêm yết chính thức của MSB vẫn bị bỏ ngỏ.

Cũng là một trong những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trên HOSE từ năm 2018 tuy nhiên Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) lại đặt hạn chót xa hơn là vào năm 2020 và có vẻ ngân hàng này cũng khó có thể thực hiện việc này trong năm 2019.

Theo lí giải của hầu hết nhà băng lỗi hẹn với việc đưa cổ phiếu lên sàn, nguyên nhân chủ yếu đến từ thị trường diễn biến không thuận lợi.

Thực vậy, việc thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục trồi sụt thể hiện qua chỉ số VN- Index dao động mạnh quanh ngưỡng 1.000 điểm đã tác động mạnh đến nhóm cổ phiếu ngân hàng và khiến không ít lãnh đạo các ngân hàng băn khoăn đưa cổ phiếu của mình niêm yết trên sàn.

Bên cạnh sự không thuận lợi của thị trường chung, mỗi ngân hàng cũng có những lí do riêng cho việc chậm trễ niêm yết cổ phiếu.

Nói về nguyên nhân chưa lên giao dịch trên sàn chứng khoán chính thức từ cuối năm 2018, lãnh đạo SeABank cho biết ngân hàng đã hoàn tất thủ tục đăng kí, lưu kí cổ phiếu tại VSD và đăng kí giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, tháng 12/2018, SeABank đã tăng vốn điều lệ lên 7.688 tỉ đồng nên phải tạm dừng kế hoạch để bổ sung lại hồ sơ đăng kí, lưu kí.

Còn tại OCB, vấn đề lại nằm ở việc khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Thực tế, sau khi ngân hàng BNP Parisbas thoái toàn bộ vốn, hiện OCB chỉ có một cổ đông là tổ chức nước ngoài nắm 4,98% cổ phần, trong khi room tại OCB tối đa đến 30%. Nhiều năm qua, ngân hàng này đã tích tìm đối tác chiến lược trước khi lên sàn nhưng đều không có kết quả.

Theo Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn, OCB hiện là ngân hàng còn room nước ngoài, do đó, ngân hàng chủ trương tìm nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu hỗ trợ tăng năng lực tín dụng,… rồi mới niêm yết.

"Việc đàm phán mất nhiều thời gian, chưa kể phải đàm phán với nhiều đối tác khác nhau", ông Tuấn nhấn mạnh.

Dù có nhiều lí do khiến các ngân hàng thương mại trì hoãn chuyện lên sàn tuy nhiên tình trạng này chắc chắn sẽ không thể kéo dài.

Hoài Dương