Người dùng "ác cảm" với ứng dụng cho vay ngang hàng

Cập nhật: 18:15 | 30/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hiện nay nền tảng cho vay ngang hàng tại Việt Nam lại đang phát triển một cách tự phát, manh mún. Thêm vào đó, các ứng dụng cho vay ngang hàng không thật sự thông minh. Những điều này khiến thị trường ác cảm với ứng dụng cho vay online.

nguoi dung ac cam voi ung dung cho vay ngang hang

Vay ngang hàng: Thách thức người dùng lẫn các nhà quản lí

nguoi dung ac cam voi ung dung cho vay ngang hang

Rủi ro khi lựa chọn hình thức cho vay qua sàn

nguoi dung ac cam voi ung dung cho vay ngang hang

Sự tăng trưởng ấn tượng P2P Lending tại châu Á

Vay online là mô hình kinh doanh mới được xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

Đó là nhận định của ông Phan Đình Điền – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, Founder Rapbank Việt Nam – trao đổi bên lề Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2019 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Ngoài ra, đó còn là đối tượng những người bị hạn chế tiếp cận với tổ chức tín dụng như người dân ở vùng sâu vùng xa, đối tượng khó, không chứng minh được dòng tiền với tổ chức tín dụng, công ty tài chính,…

nguoi dung ac cam voi ung dung cho vay ngang hang
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, các hạn chế về kiến thức tài chính từ người dân dẫn đến việc dịch vụ vay ngang hàng bị lạm dụng trở thành một kênh của nạn tín dụng đen với lãi suất "cắt cổ", đòi nợ kiểu khủng bố, khiến cho thị trường hình thành những mảng tối khó điều chỉnh", ông Điền nói.

Với sự phổ biến internet khá cao và sự bùng nổ về sở hữu điện thoại di động ở Việt Nam, việc tín dụng đen đã chuyển sang trực tuyến là điều không thể tránh khỏi.

Đầu tháng này, Bộ Công an Việt Nam đưa ra cảnh báo chính thức về sự nguy hiểm của các ứng dụng cho vay với mức lãi lên tới 1.600% mỗi năm và sử dụng các biện pháp bất hợp pháp, bạo lực để đe dọa người vay, đôi khi thậm chí là chiếm đoạt tài sản của người vay.

Các nhà phân tích cho rằng tổ chức cho vay ngang hàng cung cấp kênh vay tiền thay thế cho ngân hàng nhưng việc thiếu khung pháp lí sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khiến người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro hơn vì họ không thể phân biệt các nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy với các chương trình cho vay không rõ ràng, đưa tin từ Tech in Asia.

Đề cập tới 10 xu hướng ngân hàng bán lẻ trên thế giới trong bối cảnh chuyển đổi số đã phân tích thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam, Tiến sỹ Cấn Văn Lực – Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV chỉ ra một loạt điểm nổi bật trong thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam như: các Fintech và Bigtech (Viettel, VNPT) phát triển nhanh, cạnh tranh trực tiếp và cũng hợp tác với các ngân hàng thương mại; Hoạt động cho vay ngang hàng phát triển nhanh;

Đa số các ngân hàng thương mại tích cực chuyển đổi số theo 2 mô hình: Chuyển đổi trên nền tảng hiện tại và thành lập mảng kinh doanh mới; Thanh toán số qua internet và Mobile tăng nhanh, ví điện tử ngày càng được chấp nhận; Hành lang pháp lý được thúc đẩy xây dựng tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận thì vẫn chưa theo kịp sự phát triển với các vấn đề của eKYC, cho vay ngang hàng, mobile money,...

Ông Lực đồng thời chỉ ra hạn chế cho sự phát triển ngân hàng số tại Việt Nam như tốc độ chuyển đổi số còn chậm, hệ sinh thái ngân hàng còn hạn chế, an ninh mạng và thông tin dữ liệu cũng ngày càng thách thức; Nhân lực công nghệ kinh doanh số, ngân hàng số còn hạn chế; Một số ngân hàng thương mại chưa rõ định hướng, đường đi; Giáo dục tài chính chưa được chú trọng, chưa có bước đi tổng thể rõ ràng.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm