Vay ngang hàng: Thách thức người dùng lẫn các nhà quản lí

Cập nhật: 13:01 | 25/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Với sự phổ biến internet khá cao và sự bùng nổ về sở hữu điện thoại di động ở Việt Nam, việc tín dụng đen đã chuyển sang trực tuyến là điều không thể tránh khỏi.

vay ngang hang thach thuc nguoi dung lan cac nha quan li

Rủi ro khi lựa chọn hình thức cho vay qua sàn

vay ngang hang thach thuc nguoi dung lan cac nha quan li

Sự tăng trưởng ấn tượng P2P Lending tại châu Á

vay ngang hang thach thuc nguoi dung lan cac nha quan li

Cho vay ngang hàng: Có lợi ích và sẽ có cả rủi ro

Sự phát triển của các hoạt động cho vay ứng dụng công nghệ cao như cho vay ngang hàng là một xu thế khó tránh khỏi nhưng nó cũng tạo ra nhiều rủi ro cho người dùng và thách thức giám sát đối với các cơ quan quản lí.

Đầu tháng này, Bộ Công an Việt Nam đưa ra cảnh báo chính thức về sự nguy hiểm của các ứng dụng cho vay với mức lãi lên tới 1.600% mỗi năm và sử dụng các biện pháp bất hợp pháp, bạo lực để đe dọa người vay, đôi khi thậm chí là chiếm đoạt tài sản của người vay.

vay ngang hang thach thuc nguoi dung lan cac nha quan li
Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ước tính có khoảng 150 công ty fintech tại Việt Nam, 40 trong số đó đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay.

Các tổ chức bị cuốn hút bởi tiềm năng kinh doanh sinh lợi trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng vi mô của Việt Nam do các yếu tố như nhân khẩu học thuận lợi, chủ nghĩa tiêu dùng gia tăng, lượng người chưa tiếp cận tới ngân hàng còn khá lớn, theo báo cáo của Fitch Ratings.

Tuy nhiên, các khoản vay tiêu dùng vi mô, bao gồm những khoản vay do các công ty cho vay ngang hàng (P2P) cung cấp thường có rủi ro cao hơn vì người vay thường không tiếp cận được tới ngân hàng hoặc công ty tài chính tiêu dùng, phần lớn là do thiếu hồ sơ tín dụng chính thức.

Theo báo cáo cho vay P2P của Việt Nam do công ty luật Allens công bố, thiếu đi khung pháp lí cho kinh doanh P2P, hầu hết các công ty thường có thể hoạt động như một nền tảng để kết nối người vay và người cho vay.

Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro không có sự bảo vệ pháp lí cho cả người vay và người cho vay. Một lỗ hổng pháp lí cũng cản trở sự phát triển của toàn ngành, vì các công ty cho vay có thể tham gia vào các hoạt động của ngân hàng – những hoạt động không nên do các tổ chức phi tín dụng thực hiện.

Vào tháng 7/2019, NHNN đã cảnh báo các tổ chức tín dụng trong nước và các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nên thận trọng khi hợp tác với các công ty cho vay P2P.

Theo NHNN, một số công ty cho vay P2P địa phương đã đánh lừa các nhà đầu tư và người tiêu dùng và thuyết phục họ rằng các hoạt động của họ được bảo vệ theo các qui định hiện hành và được bảo hiểm trước các rủi ro.

Ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình), Chủ tịch Tập đoàn NextTech, ước tính số lượng nền tảng cho vay P2P tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể cao hơn nhiều, rơi vào khoảng từ 60 đến 70.

Ông Bình cho biết Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình xây dựng khung qui định cho vay P2P và ngăn chặn những tổ chức cho vay Trung Quốc đáng ngờ bám rễ tại Việt Nam để tránh tạo ra bất ổn xã hội tiềm tàng.

Theo đó, Việt Nam cần lưu ý đến các động thái nhanh chóng ở Indonesia, ông nói, đề cập đến việc Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia đã xác định và cấm 297 nền tảng cho vay P2P bất hợp pháp vào đầu tháng này.

Tại một cuộc thảo luận gần đây về việc phát triển khung pháp lí để thúc đẩy đổi mới công nghệ và kinh doanh tại Việt Nam, ông Ngô Văn Đức, đại diện Vụ Thanh toán NHNN cho biết NHNN đã đề xuất cho phép công ty fintech tham gia vào khuôn khổ pháp lí thử nghiệm trong vòng hai năm.

NHNN đã đệ trình đề xuất điều chỉnh fintech lên Chính phủ. Các bên liên quan trong ngành và các quan chức Chính phủ kì vọng rằng một nghị định hướng dẫn các hoạt động liên quan đến fintech trong khuôn khổ pháp lí thử nghiệm sẽ được phát triển vào năm 2020.

Theo báo cáo gần đây của Google, Temasek và báo cáo gần đây của Bain & Company về các dịch vụ tài chính số của Đông Nam Á, lĩnh vực này có thể được định giá 60 tỉ USD vào năm 2025. Trong khi thanh toán kĩ thuật số và chuyển tiền đang ở điều chỉnh, thì hoạt động cho vay số được dự báo sẽ tăng trưởng tốc độ nhanh hơn nhiều, đặc biệt là ở Việt Nam.

Báo cáo này cũng cho thấy các qui định hỗ trợ và nhất quán và chính sách của Chính phủ sẽ là yếu tố then chốt nhất trong việc phát triển các dịch vụ tài chính số trên toàn khu vực.

Thu Hoài