Rủi ro khi lựa chọn hình thức cho vay qua sàn

Cập nhật: 11:34 | 22/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Chủ sàn không chịu trách nhiệm khi người vay không trả được nợ hoặc sàn bị sập có thể khiến người cho vay mất sạch tiền.

rui ro khi lua chon hinh thuc cho vay qua san

Lãi suất cho vay mua ô tô các ngân hàng tháng 10/2019 mới nhất

rui ro khi lua chon hinh thuc cho vay qua san

Lãi suất cho vay mua nhà tháng 10/2019 mới nhất

rui ro khi lua chon hinh thuc cho vay qua san

Giải ngân vốn vay ODA và vốn ưu đãi nước ngoài tiếp tục "bế tắc"

Sự bùng phát trở lại của loại hình cho vay online qua app (ứng dụng) dựa trên nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P Lending) không chỉ thu hút nhiều người vay mà cả những người có tiền nhàn rỗi đầu tư vào đây cho vay để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, ít người biết rằng hình thức đầu tư này ẩn chứa nhiều rủi ro.

Được biết, vay qua sàn kết nối tài chính là 1 đơn vị, trang web, ứng dụng có nhiệm vụ định hướng kết nối và liên kết chặt chẽ bền vững giữa nhiều Tổ chức, cá nhân cho vay tiền và những người cần vay tiền với nhau nhằm giúp các bên đạt được mục đích chính đáng của mình.

Sau khi các đơn vị tổ chức, cá nhân cho vay chấp nhận duyệt đơn vay, hai bên sẽ trực tiếp liên hệ, thẩm định khoản vay và ký kết hợp đồng. Trong quá trình kết nối, các sàn tài chính thường cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí qua tổng đài đối với cả người cho vay và người đi vay để giúp định hướng các khoản vay, và định hướng nơi vay để việc vay tiền của hai bên được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Việc trung gian cho vay là các doanh nghiệp vì lợi nhuận chứ không phải giúp mọi người phi lợi nhuận. Thông thường các sàn tài chính cho vay ngang hàng (P2P) giúp các công ty chủ sở hữu các sàn tài chính tạo ra doanh thu bằng cách thu phí một lần cho các khoản vay được tài trợ từ khách hàng vay và bằng cách đánh giá phí dịch vụ cho các nhà đầu tư hoặc người vay (số tiền cố định hàng năm hoặc phần trăm số tiền vay).

Do quy mô của một sàn tài chính lớn và kết nối rất nhiều đơn vị, cá nhận nên việc vay tiền tại đây sẽ giúp các bạn vay tiền dễ dàng hơn.

Các sàn tài chính hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chúng ta luôn ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất giúp cho việc kết nối giữa các bên diễn ra thuận lợi nhất.

Mỗi một sàn tài chính có cách đo điểm tín dụng, quản trị nợ xấu khác nhau, tuy nhiên bản chất của các khoản vay đều được cung cấp bởi ngân hàng và các công ty tài chính, các cá nhân làm việc ( nhân viên tín chấp ngân hàng, tổ chức tín dụng) nên nếu có nợ xấu thì các bạn khó có thể vay tiền được trong trường hợp này.

Có sàn kết nối tài chính dựa vào điểm tín dụng mà số tiền cho vay và lãi suất vay cũng tỉ lệ thuận theo. Hệ thống chấm điểm tín dụng của các sàn là khác nhau nhưng người đi vay và người cho vay phải để lại thông tin chính xác nhất để các công ty này đánh giá dựa trên hàng ngàn dữ liệu thu nhập được như thông tin cá nhân, thông tin xã hội, điểm tín.

rui ro khi lua chon hinh thuc cho vay qua san
Ảnh minh họa

Theo đó, hầu hết các app, chủ sàn cho vay đều đưa ra mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để thu hút nhà đầu tư bỏ tiền cho vay nhưng thực tế có thể hoàn toàn trái ngược. Một số người từng tham gia P2P Lending còn cho hay không ít chủ sàn thiếu năng lực thẩm định thông tin, khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn... của người vay; thiếu kinh nghiệm quản lý rủi ro, không sàng lọc được khách hàng tốt, khiến họ giải ngân không đúng đối tượng, dẫn tới với nguy cơ mất vốn. Thậm chí, nhiều sàn còn đưa ra hàng loạt quy định chủ sàn được miễn trừ trách nhiệm với các sự cố như giao dịch bị gián đoạn, hệ thống từ chối lệnh hoặc bị lỗi, thông tin của người vay lẫn người cho vay bị mất hoặc bị hủy, lỗi do người cho vay để lộ mật khẩu giao dịch, tin tặc đánh cắp dữ liệu hoặc người cho vay bị kẻ gian lừa đảo; đường truyền bị tắc nghẽn trên diện rộng do lỗi từ phía nhà cung cấp mạng... Với những quy định này, người cho vay đối mặt với quá nhiều rủi ro.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho vay qua sàn ẩn chứa rủi ro rất lớn. Như người cho vay có thể mất hết vốn hoặc một phần nếu người vay không trả được nợ vì những lý do khách quan hoặc cố tình vay để lừa đảo. Trong khi chủ sàn không có trách nhiệm hoàn trả tiền mà chỉ có nhiệm vụ thu hồi, đòi nợ thay cho người cho vay nhưng nếu chủ sàn không đòi được, người cho vay sẽ mất cả "chì lẫn chài". "Dù trên thực tế, một số chủ sàn có hợp tác với các công ty bảo hiểm cho khoản vay hoặc tạo lập một quỹ đề phòng bất trắc nhưng không có gì bảo đảm người cho vay sẽ được hoàn trả tiền khi người vay không trả được nợ" - ông Thuận nói thêm.

Một rủi ro khác mà PGS-TS Nguyễn Văn Hiệu, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, đặt ra là chủ sàn P2P Lending có thể mập mờ trong vai trò trung gian, hoạt động như một tổ chức huy động vốn rồi cho vay; thông đồng với người vay lập hồ sơ giả; mời gọi khách hàng bằng những thông tin thổi phồng; sử dụng tiền của người cho vay vào các mục đích khác; ngầm bắt tay với các kênh tín dụng chính thức để đầu tư vào cho vay ngang hàng nhằm hưởng chênh lệch... "Tất cả những khả năng này đều có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh hành lang pháp lý P2P Lending chưa rõ ràng, hiểu biết của người cho vay còn hạn chế" - ông Hiệu nêu quan điểm.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư - TS Bùi Quang Tín, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết hiện nay, Việt Nam chưa ban hành khung pháp lý đối với P2P Lending. Do đó, nếu trong thời gian tới, nhà nước cấm hoặc hạn chế hoạt động này, quyền lợi của người cho vay có thể bị ảnh hưởng vì chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chủ sàn với người cho vay và người vay.

Văn Khương