Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ

Cập nhật: 08:53 | 11/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc Việt Nam trở thành một trong bảy đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ và lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ.

ngan hang nha nuoc can can trong trong viec dieu hanh chinh sach tien te

NHNN lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo quy định quản lý Quĩ thực hiện chính sách tiền tệ

ngan hang nha nuoc can can trong trong viec dieu hanh chinh sach tien te

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên từ năm 2016

ngan hang nha nuoc can can trong trong viec dieu hanh chinh sach tien te

Các chuyên gia đánh giá như thế nào về việc dừng cho vay ngoại tệ?

Điều này yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan.

Cẩn trọng điều hành chính sách tiền tệ

Nhận định về diễn biến tỷ giá những tháng cuối năm, ông Thành dự báo, trong thời gian tới, tỷ giá trung tâm giữ đà tăng nhẹ. Nguyên nhân là sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Fed đã để mức lãi suất cao. Căng thẳng liên quan đến Mỹ - Trung, Mỹ - Iran, Nhật - Hàn vẫn chưa được giải quyết.

Tại báo cáo kinh tế vĩ mô vừa công bố, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đánh giá, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam hàng năm là nguồn cung quan trọng trong tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tạo kỷ lục vừa qua.

“Dù dự trữ ngoại hối tăng mạnh nhưng tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn được kiểm soát cho thấy, NHNN đã điều hành ổn định tỷ giá. So với cuối tháng 12/2018, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng chỉ ở mức 6,54% và 7,33%. Do đó, áp lực lạm phát đã không xuất hiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, báo cáo này chỉ rõ.

ngan hang nha nuoc can can trong trong viec dieu hanh chinh sach tien te
Ảnh minh họa

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, NHNN cần tích trữ dòng vốn đủ lớn, để đảm bảo khả năng ứng phó khi dòng vốn nước ngoài có xu hướng đảo chiều. Mặt khác, Việt Nam đã đứng thứ 7 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ nên dư địa để can thiệp vào thị trường ngoại hối không còn nhiều.

“Lãi suất của Việt Nam tương đối cao so với thế giới. Dòng vốn giải ngân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng và thặng dư thương mại vẫn được duy trì. Nếu NHNN không mua vào ngoại tệ, VND có thể sẽ lên giá”, chuyên gia Phạm Thế Anh cho biết.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đánh giá, tỷ giá thực của đồng VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát diễn biến thị trường. Trong khi đó, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối. Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ.

Theo đó, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết bất ngờ giảm tới 17 đồng trong tuần trước, rớt xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 9 đến nay và chốt tại 23.138 đồng tính đến ngày 1/11. Nếu xét riêng trong tháng 10, tỷ giá trung tâm cũng giảm 16 đồng, đánh dấu tháng đầu tiên giảm trong 18 tháng qua.

Nguyên nhân chính được cho là đô la Mỹ liên tiếp giảm sâu trên thị trường quốc tế khi giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ lần thứ ba liên tiếp giảm lãi suất cơ bản trong cuộc họp cuối tháng 10 và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.

Trong một diễn biến khác, lãi suất vay mượn tiền đồng giữa các ngân hàng trên thị trường 2 (liên ngân hàng) liên tiếp giảm sâu và đã rớt về thấp hơn cả lãi suất vay đô la Mỹ kể từ tuần bắt đầu ngày 14/10 ở một số kỳ hạn ngắn.

Nếu như trước đây, điều này có thể kích thích các ngân hàng vay tiền đồng với lãi suất thấp để chuyển sang mua đô la, vừa cho vay với lãi suất cao hơn để ăn chênh lệch lãi suất, vừa chờ thời cơ đô tăng giá để kiếm lợi nhuận ở cả hai đầu. Nhưng với thực tế hiện nay thì không có nhiều thuận lợi cho một chiến lược kinh doanh như thế.

Cụ thể giá mua bán đô la Mỹ tại các ngân hàng và thị trường tự do vẫn đứng yên trong thời gian qua, cho thấy hiện tượng các ngân hàng đầu cơ đô la Mỹ chưa xảy ra.

Đơn cử như tại Vietcombank - ngân hàng mạnh nhất về kinh doanh ngoại tệ, giá mua đô la tính đến cuối tháng 10 vẫn ổn định ở mức 23.145 đồng, giảm 15 đồng so với tháng trước và không thay đổi so với đầu năm.

Giá bán ra vẫn giữ chênh lệch 120 đồng tại 23.265 đồng, tăng nhẹ 5 đồng so với tháng trước và chỉ tăng 20 đồng so với đầu năm nay. Trong khi đó, giá giao dịch trên thị trường tự do thậm chí còn giảm mạnh hơn, từ 50 - 70 đồng so với đầu năm.

Dù lãi suất tiền đồng đã rớt về thấp hơn lãi suất đô la nhưng mức chênh lệch vẫn rất thấp, nên chưa đủ mức hấp dẫn để kích hoạt làn sóng đầu cơ của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chênh lệch này mở rộng thêm trong thời gian tới và ở các kỳ hạn dài hơn, không loại trừ sẽ có những ngân hàng tham gia cuộc chơi.

Rõ ràng thời điểm cuối năm hoạt động nhập khẩu cũng bước vào giai đoạn cao điểm và có thể đẩy cầu ngoại tệ lên cao, diễn biến thường thấy trong giai đoạn trước đây.

Ngoài ra, với việc xu hướng giảm lãi suất của Fed có thể sẽ dừng lại sau khi đã giảm đến ba lần trong năm, thì việc kỳ vọng lãi suất không giảm nữa có thể đẩy đô la Mỹ phục hồi trở lại từ mức thấp hiện nay.

Với những cơ sở trên, không ít dự báo cho rằng tỷ giá có thể đi lên trong giai đoạn cuối năm nay và do đó càng thêm kích hoạt hành động đầu cơ tỷ giá.

Dù vậy, dự báo cũng chỉ là dự báo và thực tế cho thấy không ít nhà đầu tư đã thiệt hại nặng nề khi tin vào các dự báo.

Cuộc chơi tỷ giá khi ngoại tệ quá dồi dào

Nếu nhìn vào diễn biến chỉ số USD Index vẫn đang trong xu hướng giảm từ đầu tháng 10, với tốc độ mất giá gần 3% từ đỉnh cao gần 100 điểm, thì tỷ giá trong nước cũng khó có thể ngược chiều, nhất là khi NHNN với kho dự trữ ngoại hối đã lên đến 71 tỉ đô la có thể can thiệp bất cứ lúc nào nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, nguồn cung ngoại tệ trong nước hiện nay quá dồi dào. Đầu tiên là thặng dư thương mại hàng hóa 10 tháng đầu năm tiếp tục mở rộng lên con số 7 tỉ đô la; thứ hai là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 16,2 tỉ đô la; thứ ba là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua hoạt động góp vốn mua cổ phần tăng vọt 70,5% so với cùng kỳ, lên kỷ lục 10,8 tỉ đô la và cuối cùng là lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong năm nay, theo Ngân hàng Thế giới, ước đạt 16,7 tỉ đô la, tiếp tục tăng từ mức 16 tỉ đô la trong năm 2018.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, cầu vốn ngoại tệ hiện nay cũng không còn cao khi NHNN đã thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ trong năm nay.

Đáng lưu ý là ngay chính bản thân một số ngân hàng cũng đã và sắp nhận được những nguồn vốn ngoại tệ khổng lồ, giúp thanh khoản ngoại tệ tại các tổ chức này càng thêm dồi dào.

Trong tình huống này, việc hệ thống ngân hàng đẩy tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng với lý do áp lực thiếu ngoại tệ càng khó được chấp nhận, nhất là khi báo cáo tài chính quí 3 cho thấy hầu hết các ngân hàng đều đang ở trạng thái ngoại hối dương.

Sang ngày 1/11, Hội đồng quản trị Vietcombank có nghị quyết phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Vietcombank đang nắm giữ 45% cổ phần tại VCLI, 55% còn lại thuộc sở hữu của BNP Paribas Cardif.

Đây là động thái tiếp theo sau khi trước đó, vào cuối tháng 9, thông tin cho thấy tập đoàn FWD sẽ ký thỏa thuận thanh toán khoảng 400 triệu đô la cho Vietcombank về việc phân phối bảo hiểm dài hạn với ngân hàng, với một phần của thỏa thuận trên là FWD sẽ mua lại công ty con mang tên VCLI.

Còn MBBank cũng có kế hoạch bán 7,5% vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian còn lại của năm nay, mà theo lãnh đạo của ngân hàng này, dự kiến sẽ chào bán cho một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, và họ không nhất thiết phải là cổ đông chiến lược của ngân hàng.

Thu Hoài