Các chuyên gia đánh giá như thế nào về việc dừng cho vay ngoại tệ?

Cập nhật: 15:15 | 02/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việc hạn chế cho vay ngoại tệ thực chất giảm đi phần cung - cầu ngoại tệ "ảo" và nếu xét ở góc độ vĩ mô, điều này sẽ góp phần giảm đôla hóa trong nền kinh tế.

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te

Ngừng cho vay ngoại tệ - Không tác động nhiều đến doanh nghiệp

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te

Lãi suất cho vay USD hiện nay như thế nào?

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te

Năm 2019, lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ như thế nào?

Dừng cho vay ngoại tệ: Doanh nghiệp cần dùng nhiều hơn công cụ phái sinh

Trước việc ngừng cho vay ngoại tệ theo lộ trình quy định trong Thông tư 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng nhiều hơn nữa công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, hợp đồng có kỳ hạn... để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Hiện nhiều ngân hàng đã cung cấp công cụ phái sinh để bảo đảm doanh nghiệp muốn mua ngoại tệ trong tương lai được cung cấp theo hợp đồng kỳ hạn. Công cụ này giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp vì tỷ giá tương lai đã được xác định ngay từ đầu.

Theo vị chuyên gia này, việc ngừng cho vay ngoại tệ nằm trong lộ trình chống đô la hóa và đã được công bố sớm từ đầu năm nên các tổ chức tín dụng đã có sự chuẩn bị.

Nhìn chung, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát thấp và tỷ giá ổn định khiến cho niềm tin với đồng Việt Nam tăng cường, kéo theo việc găm giữ đô la hóa được kỳ vọng tiếp tục giảm nên sẽ không có khó khăn gì nhiều đối với cả các tổ chức tín dụng lẫn doanh nghiệp hiện nay.

Đánh giá về chính sách này, PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc hạn chế và chấm dứt tín dụng ngoại tệ đáng ra phải làm sớm hơn.

Bởi tín dụng ngoại tệ tạo ra hoạt động kinh doanh không minh bạch do luôn có sự chênh lệch giữa lãi suất ngoại tệ và VND, các doanh nghiệp được vay đồng ngoại tệ chưa chắc đã thật sự có nhu cầu vay mà phần lớn dùng cách đó hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu do lãi suất vay bằng đồng ngoại tệ thường thấp hơn lãi suất vay bằng VND.

Bên cạnh đó, cũng theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, tín dụng ngoại tệ ít nhiều tạo ra hoạt động mua bán tại thị trường chợ đen khiến việc kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó còn tạo ra rủi ro về tỷ giá.

Ví dụ một doanh nghiệp được vay ngoại tệ sau đó bán đi dùng đồng nội tệ để sản xuất kinh doanh nhưng khi tỷ giá biến động, lợi nhuận thu về chưa chắc đã đủ bù biến động tỷ giá dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn...

Như vậy đối với ngân hàng, khi doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ thì lãi suất ngân hàng được hưởng là ít hơn so với vay bằng VND trong khi rủi ro tín dụng thì như nhau.

Một lý do khác được vị chuyên gia này đưa ra là tín dụng ngoại tệ còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với các ngân hàng thương mại nếu huy động vốn bằng ngoại tệ mà không cho vay được dẫn đến luồng luân chuyển vốn lòng vòng.

Hiện nay, các doanh nghiệp khi cần thanh toán bằng ngoại tệ hoàn toàn có thể vay bằng VND và sau đó mua ngoại tệ để thanh toán.

Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng cần tạo một thị trường mua bán ngoại tệ có tính thanh khoản tốt hơn nữa, đồng thời đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Đặng Ngọc Đức nhận định thị trường ngoại hối sẽ phát triển hơn rất nhiều bởi ngân hàng được niêm yết và giao dịch 2 chiều, trong khi trước đây chủ yếu ngân hàng chỉ mua vào nên trạng thái ngoại tệ ròng luôn dương. Dù vậy, vấn đề quản lý, giám sát vẫn cần được thực hiện sát sao nhằm tránh tình trạng đầu cơ.

"Khi không còn tín dụng ngoại tệ thì mọi nhu cầu sẽ được thỏa mãn bằng thị trường ngoại hối nên không còn tình trạng thiếu minh bạch như trước", PGS.TS Đặng Ngọc Đức khẳng định.

Theo quy định của Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN, từ hôm nay 1/10, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước ngay cả khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Trước đó, hoạt động cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước đã chấm dứt từ ngày 1/4/2019.

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te
Ảnh minh họa

Dừng cho vay ngoại tệ: Một mũi tên trúng nhiều đích

Giảm cung - cầu ngoại tệ "ảo"

Nhìn nhận về vấn đề này, các chuyên gia ngân hàng cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt dần tín dụng ngoại tệ là để thực hiện chủ trương chống đôla hoá trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Theo đó, Chiến lược phát triển ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Chính phủ, đặt mục tiêu cụ thể giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc VIB, việc hạn chế cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại tệ thực chất giảm đi phần cung - cầu ngoại tệ ảo. Xét ở góc vĩ mô, điều này góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững và là một trong những nỗ lực để giảm đôla hóa trong nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước.

Xu hướng tất yếu

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối và thị trường vốn HSBC Việt Nam, sau hơn 9 tháng triển khai, quy định mới theo Thông tư số 42 không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp. Các hoạt động vay của khách hàng vẫn diễn ra ổn định. Điều này nhờ vào lộ trình áp dụng rõ ràng giúp doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh kế hoạch.

“Với HSBC, chúng tôi tư vấn cho doanh nghiệp những thay đổi có thể xảy ra khi Thông tư được áp dụng hoàn toàn đồng thời cung cấp những công cụ tài chính hợp lý và hiệu quả nhất mà khách hàng có thể sử dụng, như các sản phẩm phái sinh, từ đó giúp họ dự báo và ứng phó với những thay đổi của thị trường một cách tốt nhất,” ông Khoa nhấn mạnh.

Chính vì vậy, ông Khoa cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước không trì hoãn việc dừng cho vay ngoại tệ giúp Chính phủ có lộ trình phù hợp và đạt mục tiêu mà Quyết định số 986 đã đặt ra.

Ngay cả đối với một ngân hàng trước đây cũng cho vay nhiều ngoại tệ như Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) thì mấy năm trở lại đây, dư nợ ngoại tệ đã giảm đáng kể và hiện chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng, với 3,3%. Lãnh đạo nhà băng này cho hay việc dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn không tác động diện rộng lên thị trường và không tác động đến hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng.

Xu hướng này cũng thể hiện rõ rệt ở một số ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước. Đơn cử như Vietcombank, vốn là một ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ, song tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn giảm tới 7.360 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm và xuống còn 135.932 tỷ đồng.

Trong khi tổng tiền gửi của khách hàng lại tăng 8,6% và lên 870.860 tỷ đồng. Do vậy, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trong tổng tiền gửi khách hàng của Vietcombank đã giảm nhanh từ mức 17,9% tại thời điểm cuối năm 2018 xuống còn 15,6% vào cuối quý 2 vừa qua.

Tương tự, nguồn vốn huy động ngoại tệ của VietinBank cũng giảm 1.744 tỷ đồng và xuống còn 54.211 tỷ đồng, kéo tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trong tổng tiền gửi của khách hàng cũng giảm từ 6,8% xuống còn 6,4%. Tiền gửi ngoại tệ của BIDV cũng giảm 2.493 tỷ đồng và xuống còn 47.847 tỷ đồng, kéo tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ giảm từ 5,1% xuống còn 4,5%...

Diễn biến trên cho thấy, dòng tiền tiết kiệm của người dân đang có xu hướng dịch chuyển sang tiền đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, dù đã được báo trước 9 tháng để chuẩn bị và lên phương án tài chính, song nhiều doanh nghiệp vẫn mang tâm lý "đợi chờ".

Bà Nguyễn Tú Anh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Hoa Lư than thở rằng nếu phải chuyển sang mua/bán ngoại tệ thì rất “căng” cho doanh nghiệp. Hiện tại, dù có nguồn thu từ xuất khẩu song doanh nghiệp của bà vẫn đang phải vay ngoại tệ để nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phụ kiện kết hợp với sản phẩm trong nước để xuất khẩu như bao bì, túi nilông…

Theo ước tính của bà Tú Anh, nếu không còn được vay ngoại tệ trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ đội lên 35%...

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng khi quyết định đưa ra một chính sách, cơ quan quản lý đã tính toán để hài hòa lợi ích giữa các bên thay vì chỉ tập trung cho doanh nghiệp hay mục tiêu chống đôla hóa nền kinh tế.

Song, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cũng thừa nhận, để giảm đôla hóa trong nền kinh tế một cách bền vững thì không chỉ mình ngân hàng làm được mà cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành.

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te Cập nhật giá vàng mới nhất chiều ngày 2/10: Vàng bật tăng đến 300 ngàn đồng/lượng

TBCKVN - Sau khi sụt giảm mạnh những ngày vừa qua, giá vàng trong nước đã đồng loạt hồi phục trong phiên giao dịch sáng ...

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te Lãi suất ngân hàng MBBank tháng 10/2019 mới nhất

TBCKVN – Trong tháng 10/2019, lãi suất tiền gửi cao nhất tại ngân hàng MBBank là 7,7%/năm áp dụng cho kì hạn 24 tháng với ...

cac chuyen gia danh gia nhu the nao ve viec dung cho vay ngoai te Cập nhật giá vàng mới nhất sáng ngày 2/10: Có thông tin hỗ trợ, vàng hồi phục trở lại

TBCKVN - Theo đà hồi phục từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch sáng ...

Hoài Sơn