Ngân hàng cần phải tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu

Cập nhật: 17:53 | 26/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Theo thống kê, Techcombank đang là ngân hàng có số dư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường hiện nay.

ngan hang can phai tang cuong kiem soat hoat dong dau tu trai phieu

Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn

ngan hang can phai tang cuong kiem soat hoat dong dau tu trai phieu

SeABank lên kế hoạch phát hành thêm 168 triệu cp

ngan hang can phai tang cuong kiem soat hoat dong dau tu trai phieu

Techcombank lọt top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Cuối tháng 6/2019, số chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế (TCKT) phát hành sẵn sàng để bán tại Techcombank là hơn 45.000 tỷ đồng, tăng tới hơn 7.100 tỷ (tăng 18,6%) so với hồi đầu năm.

Cùng với đó, số dư chứng khoán nợ của các TCKT giữ đến ngày đáo hạn của ngân hàng cũng hơn 14.400 tỷ, giảm 5.800 tỷ đồng tức giảm 28,7% so với đầu năm. Số trái phiếu doanh nghiệp tại mục chứng khoán kinh doanh là 800 tỷ đồng.

Như vậy, tổng trái phiếu doanh nghiệp tại Techcombank là khoảng 61 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25% trong tổng dư nợ tín dụng của nhà băng này.

ngan hang can phai tang cuong kiem soat hoat dong dau tu trai phieu
Ảnh minh họa

Theo đó, BIDV có số dư trái phiếu doanh nghiệp hơn 22.000 tỷ, giảm nhẹ 6% so với hồi đầu năm. Các ngân hàng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp khác có thể kể đến VietinBank (hơn 19.000 tỷ), SHB (hơn 16.000 tỷ), MBBank (hơn 15.000 tỷ), VPBank (hơn 8.000 tỷ), Vietcombank (hơn 7.000 tỷ),…

Trong 6 tháng đầu năm, MBBank là ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất. Cuối tháng 6, số dư chứng khoán nợ do các TCKT phát hành ở mục chứng khoán đầu tư của ngân hàng này đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 76% so với đầu năm. Ngân hàng này đã tất toán sạch trái phiếu VAMC nên hơn 15.000 tỷ đồng nói trên chủ yếu là trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành.

Theo quan sát, trong thời gian qua, MB còn nhiều lần "ôm trọn" các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Chẳng hạn, từ ngày 3/6 - 31/7/2019, nhà băng này đã mua trọn 550 tỷ đồng trái phiếu do BĐS Phát Đạt phát hành. Trước đó, MBBank cũng mua 100 tỷ đồng trái phiếu của Cáp treo Bà Nà, 180 tỷ đồng trái phiếu của PQC Convention,…

Những ngân hàng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp trong hệ thống còn có thể kể đến như VietinBank, BIDV, VPBank, TPBank, VIB, HDBank,…

Có thể thấy, ở đại đa số ngân hàng, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm không có sự tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, quan sát các đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản thời gian gần đây, bên mua lại có sự góp mặt rất nhiều ngân hàng thương mại, với khối lượng mua khá lớn, từ vài trăm tỷ cho đến hàng nghìn tỷ đồng một đợt phát hành. Điều này cũng đặt ra nhiều lo ngại rủi ro tiềm ẩn và có lẽ đó cũng là lý do khiến cơ quan quản lý phải lên tiếng.

Trong văn bản gửi các ngân hàng mới đây, Cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã phải nhắc nhở các nhà băng cần chú ý tới hoạt động đầu tư trái phiếu bất động sản khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Cơ quan quản lý cũng lưu ý một số ngân hàng đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát; một số tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành.

NHNN nhấn mạnh việc yêu cầu các NHTM không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành. Các ngân hàng cũng phải tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu, hạn chế nợ xấu phát sinh,…

Thu Hoài