Năm 2025 TP.HCM sẽ có thêm 2.000 cửa hàng tiện lợi, 50 siêu thị

Cập nhật: 15:53 | 14/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Nhằm mang đến sự tiện lợi và kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn thực phẩm an toàn, từ nay đến năm 2025, TP HCM sẽ phát triển thêm hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi và gần 50 siêu thị.  

nam 2025 tphcm se co them 2000 cua hang tien loi 50 sieu thi Người Việt tăng dần xu hướng mua sắm ở cửa hàng tiện lợi
nam 2025 tphcm se co them 2000 cua hang tien loi 50 sieu thi Hà Nội sắp có chuỗi cửa hàng tiện lợi không người bán

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Từ ăn sạch đến sống xanh” do Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM và hệ thống siêu thị VinMart tổ chức.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, hệ thống phân phối của TPHCM hiện có 204 siêu thị, 44 trung tâm thương mại, hơn 2.300 cửa hàng tiện lợi, 3 chợ đầu mối, 239 chợ truyền thống và 250 chợ tự phát. Đây là những nơi trung chuyển hàng hóa đến từng hộ gia đình.

Trong thời gian tới hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ phải tập trung thu mua hàng hóa ở các vùng nguyên liệu có nguồn gốc xuất sứ đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

nam 2025 tphcm se co them 2000 cua hang tien loi 50 sieu thi
Hình minh họa.

Khẳng định hệ thống phân phối hiện đại mới là kênh định hướng và giải quyết tốt nhất việc đưa hàng hóa sạch, đầy đủ thông tin về xuất xứ, nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn chung của nhà nước đến tay người tiêu dùng, bà Nguyễn Quỳnh Trang cho biết, từ nay đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi, gần 50 siêu thị trên địa bàn TP. Sở cũng sẽ quan tâm và hỗ trợ các nhà phân phối bán lẻ trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại, đưa sản phẩm sạch, sản phẩm tươi sống đến từng gia đình.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện nay chỉ có 18% nhà sản xuất nông nghiệp có chứng nhận VietGAP. Như vậy, cứ 100 hộ nông dân sản xuất (kể cả hợp tác xã) chỉ có 18 hộ sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. Trong khi Nhà nước thiếu nguồn lực để thanh tra kiểm tra, chưa kể những quy định làm khó doanh nghiệp.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM, phân tích: Thị trường là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại, các doanh nghiệp bán lẻ đã mở cửa hàng tiện ích gần ngay khu dân cư, chấp nhận cạnh tranh với chợ truyền thống. Trong bối cảnh này, chợ truyền thống buộc phải cạnh tranh bằng chất lượng để giữ được khách. Bản thân cửa hàng tiện lợi cũng chấp nhận mạo hiểm vì đối tượng chủ yếu của chợ truyền thống là khách quen nên buộc phải thu hút khách bằng sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm. Cuối cùng chính người tiêu dùng hưởng lợi.

Bên cạnh đó, việc thanh tra an toàn thực phẩm trong thời gian qua rất quyết liệt. Nếu như năm 2014-2016 Quốc hội có báo cáo giám sát về xử phạt an toàn thực phẩm trên cả nước, trong đó mức xử phạt trung bình một vụ chỉ khoảng 200.000 đồng. Riêng với TPHCM, trong năm 2018, những vụ việc xử lý vi phạm được thanh tra của Ban Quản lý an toàn thực phẩm, trung bình 10 triệu đồng/vụ, riêng thanh tra quận/huyện xử phạt trung bình 7 triệu đồng/vụ.

Minh Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm