"Mòn mỏi" chờ giá cả hàng hóa thiết yếu hạ theo giá xăng

Cập nhật: 16:25 | 28/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Mặc dù giá xăng dầu trong nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm liên tiếp. Tuy nhiên giá các loại hàng hóa thiết yếu đến nay vẫn "cố thủ" khiến người tiêu dùng không khỏi mong ngóng.

Tỷ giá biến động mạnh, xuất khẩu Việt Nam gặp khó

Người tiêu dùng chật vật trước cơn "bão giá"

Vì sao giá xăng giảm nhưng giá dịch vụ vẫn tăng "ầm ầm"?

Sau 3 lần điều chỉnh giảm giá liên tiếp trong tháng 7/2022, xăng E5RON92 đã giảm 6.233 đồng/lít, xăng RON95 giảm 6.798 đồng/lít, dầu diesel giảm 5.162 đồng/lít, dầu hỏa giảm 3.538 đồng/lít, dầu mazut giảm 4.190 đồng/lít.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc giá xăng dầu giảm sâu có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Bởi đây là mặt hàng chiến lược, nhiên liệu quan trọng, là chi phí đầu vào của hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh. Giảm giá mặt hàng này sẽ trực tiếp cắt giảm chi phí sản xuất của DN, đồng thời góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào do giảm chi phí trong khâu vận chuyển. Qua đó, sẽ góp phần làm giảm giá thành các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đang leo thang từng ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Trái lại, đó là khi giá xăng tăng, hàng hóa đồng loạt tăng giá theo, nhưng khi xăng giảm thì giá hàng hóa vẫn đang tiếp tục leo thang, vẫn ở mức cao khiến người dân thấp thỏm mong ngóng.

PGS.TS Ngô Trí Long nêu quan điểm, tâm lý của người kinh doanh bao giờ cũng giữ giá. Trong khi giá không phải do Nhà nước quy định, mà là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Nên khi người tiêu dùng không có phản ứng thì chắc chắn người bán hàng sẽ không tự động giảm. Khi khách hàng không chấp nhận được thì buộc người bán giảm.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) nêu quan điểm, việc xăng lên kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá là quy luật tất yếu của thị trường, bởi xăng dầu là mặt hàng chiến lược. Tuy nhiên, khi xăng giảm, các mặt hàng khác không giảm theo ngay cũng là điều dễ hiểu, vì tâm lý của người tiêu dùng đã chấp nhận mặt bằng giá mới và hoàn toàn phụ thuộc vào người bán. Trong khi, hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam chủ yếu là chợ truyền thống, do tư thương quyết định, cơ quan quản lý khó có thể can thiệp về điều chỉnh giá cả.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, thông thường, khi giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến giá các loại hàng hóa khác và tạo nên mặt bằng giá mới. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải can thiệp ngay từ đầu. Mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhưng phía nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa vẫn đang nghe ngóng, cân nhắc, còn đang nghi ngại liệu giá xăng có giảm ở mức bền vững không. Cần tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá, bao gồm giá xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp, giá một số thiết bị vật tư, y tế, giáo dục

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)