Tỷ giá biến động mạnh, xuất khẩu Việt Nam gặp khó

Cập nhật: 14:52 | 19/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Kể từ đầu năm đến nay, tỷ giá VNĐ so với nhiều đồng tiền chính như: Euro, yên Nhật hay đồng won của Hàn Quốc đã có sự thay đổi lớn. Nguyên nhân là do đồng USD đã tăng hơn 9% so với hồi đầu năm, đồng thời, VNĐ cũng neo theo vì mức tăng của tỷ giá VNĐ/USD không lớn, chỉ khoảng 2%. Điều này tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu.

Ngành mía đường sản xuất ngày càng bị co hẹp

Thị trường xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào châu Âu sẽ ra sao sau khi thuế CBPG được điều chỉnh?

Chính vì vậy đã dẫn đến một số ngoại tệ mất giá so với Việt Nam đồng như Euro, yên Nhật hay đồng won Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu, không phải là xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ mà là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc mới là đối tượng chịu nhiều tác động. Ở chiều ngược lại, việc nhập khẩu từ thị trường này có thể được hưởng lợi nhờ giá cả rẻ đi.

Theo báo cáo từ Bộ phận nghiên cứu Ngân hàng MSB, Bộ Công Thương cho biết, trong ngắn hạn, việc đồng euro mất giá có thể ảnh hưởng nhất định đến một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có hợp đồng thanh toán bằng đồng euro. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cùng một lượng euro thu về số tiền quy đổi ra nội tệ ít hơn nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, tỷ trọng sử dụng đồng euro để thanh toán với các doanh nghiệp thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam hiện mới ở mức từ 5-7%; trong khi sử dụng USD chiếm từ 65-70%.

Hiện chỉ có khoảng 15 - 20% doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ký hợp đồng thanh toán bằng euro, còn lại chủ yếu bằng USD nên thiệt hại được giảm thiểu đáng kể. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ EU chi phí sẽ rẻ hơn nên việc nhập khẩu sẽ có lợi hơn.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ với 55,9 tỷ USD, đứng thứ 2 là Trung Quốc 26,3 tỷ USD. Tiếp đến là EU với 23,6 tỷ USD, ASEAN 18 tỷ USD, Hàn Quốc 12,2 tỷ USD và Nhật Bản 11,4 tỷ USD.

Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường đang bị ảnh hưởng bởi tỷ giá gồm EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 47,2 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Đối với nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 61,3 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc 33,3 tỷ USD, ASEAN 24,5 tỷ USD, Nhật Bản 11,9 tỷ USD, EU 8,1 tỷ USD và Mỹ với 7,6 tỷ USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU, Hàn Quốc và Nhật Bản là 53,3 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Có thể thấy, do nền kinh tế có độ mở lớn nên biến động tỷ giá ở một số quốc gia đã ảnh hưởng khá lớn đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với cán cân thương mại xuất nhập khẩu, biến động tỷ giá lại không ảnh hưởng quá nhiều do Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ được ổn định tỷ giá với Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Để giảm thiểu thiệt hại từ biến động tỷ giá, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chuyên gia đều khuyên các doanh nghiệp, khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu trong bối cảnh các đồng tiền quốc tế biến động phức tạp, doanh nghiệp nên tính đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm Việt Nam, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đặc biệt EVFTA.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm