Người tiêu dùng chật vật trước cơn "bão giá"

Cập nhật: 08:57 | 20/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu đang tăng "phi mã" trong khi thu nhập không tăng, thậm chí còn giảm sút. Điều này đã khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm trước cơn bão giá gõ cửa từng gia đình.

Xuất khẩu thủy sản "trỗi dậy" sau một năm trượt dốc

Xuất khẩu cao su tháng 6/2022 bật tăng mạnh mẽ

Thị trường xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Giá cả leo thang, cả người mua và người bán đều "méo mặt"

Dạo qua các khu chợ dân sinh, các tiểu thương cho biết họ đang phải chật vật với việc tăng giá. Tăng theo giá xăng để bù chi phí thì không bán được hàng, không tăng thì buôn bán không có lời. Khảo sát tại một số chợ dân sinh, giá thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm tăng thêm khoảng 10.000 - 30.000 đồng/kg, giá các loại thủy, hải sản cũng tăng tương tự.

Trong bối cảnh kinh tế đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, sức mua còn yếu, việc tăng giá hàng hóa là việc làm bất đắc dĩ với cả tiểu thương và các doanh nghiệp. Cả người bán và người mua đều "méo mặt" khi điều chỉnh tăng giá. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá cả hàng hóa vẫn phải tuân theo cơ chế thị trường. Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao khi giá xăng giảm, một số mặt hàng đã tăng trước đó chưa giảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lý giải điều này một số chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế nền kinh tế thị trường, nhưng giá cả thị trường lên xuống do biến động chuỗi cung ứng cần có độ trễ nhất định, tức có thể hiểu là cần một khoảng thời gian để các ngành nghề, lĩnh vực điều chỉnh giá cả.

Hơn thế nữa, xăng, dầu là chủng loại hàng hóa đặc biệt, khi giá cả mặt hàng này có biến động thì chắc chắn tác động ít nhiều đến nhiều mặt hàng khác, tuy nhiên không phải ngay lập tức và tùy ngành nghề, lĩnh vực sẽ có mức tác động khác nhau.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu, hiện sức mua ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã giảm từ 10 - 15%, thậm chí những mặt hàng cao cấp giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước.

Siêu thị tăng cường khuyến mại

Nhằm kích cầu tiêu dùng kìm hãm tăng giá hàng hóa, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá đối với mặt hàng nhu yếu phẩm qua đó chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đại diện hệ thống siêu thị WinMart/WinMart+ thông tin, từ nay đến hết háng 6 hệ thống siêu thị phối hợp với các nhà cung cấp lớn như Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan, Công ty CP Vifon, Công ty CP Tập đoàn KIDO, Công ty TNHH Miwon Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam… triển khai Lễ hội hàng hóa “Đón hè rực rỡ - tiệc vui bất tận” qua đó giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu.

Đặc biệt, WinCommerce gần đây còn cho ra mắt nhãn hiệu Beng’s - chuyên về các loại thực phẩm tiện lợi, chất lượng tốt với giá thành bình dân, hướng đến mục tiêu cung cấp đa dạng lựa chọn về sản phẩm và mức giá, để mọi khách hàng có thể thoải mái chọn lựa theo nhu cầu và thị hiếu riêng của mình. Trong thời gian tới, sản phẩm nhãn hiệu riêng Beng’s sẽ được tiếp tục được đa dạng hóa về số lượng và chủng loại. Các mặt hàng này ra đời không chỉ đem tới cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú, phù hợp túi tiền mà còn đem lại doanh thu, lợi nhuận cho các nhà sản xuất.

“Bên cạnh các mặt hàng nhãn riêng phân khúc bình dân, chúng tôi cũng phát triển các nhãn hàng thực phẩm chất lượng cao như rau sạch tiêu chuẩn Nhật Bản WinEco, gạo Ngọc Nương, trứng gà và các sản phẩm từ thịt mang nhãn hiệu O’lala; cũng như kế thừa thế mạnh của Tập đoàn Masan với sản phẩm thịt mát tiêu chuẩn châu Âu MEATDeli với giá thành cạnh tranh so với chợ truyền thống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không chịu thua kém, trong tháng 6/2022 hệ thống siêu thị Big C cũng tổ chức nhiều chương trình giảm giá cho mặt hàng thực phẩm tươi sống như sụn ức heo đông lạnh 500gr/túi giảm từ 70.000 đồng, xuống còn 38.000 đồng/túi, cá trứng đông lạnh giảm từ 74.000 đồng/túi 500g xuống còn 43.000 đồng; fillet gà CP 500g giảm từ 45.000 đồng/túi 500 giảm xuống còn 39.000 đồng…

Theo các chuyên gia kinh tế để kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ hàng hóa, các nhà sản xuất, bán lẻ nên có chính sách điều chỉnh giá cả linh hoạt, phù hợp với sức mua của người tiêu dùng ở từng thời điểm. Thêm nữa, khi lạm phát xảy ra, không phải giá cả của tất cả mặt hàng đều tăng bằng nhau, có những hàng hóa tăng ít hơn những loại khác. Do đó, nhà sản xuất có thể sử dụng những sản phẩm thay thế rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.

*) Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm