Lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn bao xa?

Cập nhật: 18:02 | 08/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - "Với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mạnh mẽ của Chính phủ, 140 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2017 - 2020, trong đó giai đoạn 2017 - 2018 mới thực hiện được cổ phần hóa được 37 doanh nghiệp. Như vậy, giai đoạn 2019 - 2020, số lượng các DNNN cần hoàn thành cổ phần hóa là rất lớn..."

lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa Điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chậm dần đều!
lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa Báo cáo hoàn chỉnh, chi tiết về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Trong phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại London (Anh) diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đề cập đến vai trò của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư đến từ Anh nói riêng đối với tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tại Việt Nam.

“Trên thực tế, ngoài lượng vốn đầu tư, các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, công nghệ cập nhật và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp cổ phần hóa cũng sẽ góp phần sẽ giúp các doanh nghiệp của chúng tôi cải thiện chất lượng hàng hóa của thị trường”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, với mục tiêu cổ phần hóa DNNN mạnh mẽ của Chính phủ, 140 DN sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2017 - 2020, trong đó giai đoạn 2017 - 2018 mới thực hiện được cổ phần hóa được 37 doanh nghiệp, giai đoạn 2019 - 2020 số lượng các DNNN cần hoàn thành cổ phần hóa là rất lớn.

Cũng liên quan đến câu chuyện cổ phần hóa, tại hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn cơ cấu lại DNNN 6 tháng năm 2019, tổ chức ngày 8/7 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ ra thực trạng: "Còn 796 doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà không niêm yết trên sàn chứng khoán. Tại sao như vậy, đã cổ phần hóa thì phải công khai, minh bạch chứ?".

Dễ thấy, việc cổ phần hóa doanh nghiệp đang là một vấn đề lan giải, đặc biệt với các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn.

"Áp lực rất lớn"

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn về việc điều chỉnh, sửa đổi danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020 gửi lấy ý kiến các bộ ngành, sau khi tổng hợp báo cáo và kiến nghị của các Bộ ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế về điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa và tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020.

lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa

Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng 2/2019, các Bộ, địa phương đã hoàn thành cổ phần hóa 33 doanh nghiệp thuộc kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa năm 2017, 1 doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán doanh nghiệp, và 3 doanh nghiệp thuộc kế hoạch hoàn thành năm 2018. Tổng cộng là 37 doanh nghiệp.

Như vậy, tổng số doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa năm 2017 và 2018 là 37 doanh nghiệp, đạt 31,5% so với kế hoạch, số ượng doanh nghiệp chưa hoàn thành là 76 doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong số 76 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2018, các bộ, địa phương và doanh nghiệp nhà nước đề xuất được điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa sang giai đoạn 2019 - 2020 đối với 73 doanh nghiệp và điều chỉnh phương án sắp xếp đối với 3 doanh nghiệp.

Đồng thời, trong tổng số 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thuộc giai đoạn 2019 - 2020, các bộ, địa phương đề xuất điều chỉnh phương án sắp xếp đối với hai doanh nghiệp. Như vậy, tổng số doanh nghiệp cần thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2019 - 2020 là 98 doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề về tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữa tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa, trong số 98 doanh nghiệp còn lại chưa hoàn thành cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020, các bộ, địa phương kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa quy định tại quyết định số 58/2016/QĐ-TTg đối với 47 doanh nghiệp, trong đó 45 doanh nghiệp (chiếm 96%) thuộc Hà Nội (11 doanh nghiệp) và TP. HCM (34 doanh nghiệp).

Ngành, lĩnh vực hoạt động của 47 doanh nghiệp trên chủ yếu tập trung tại một số lĩnh vực dịch vụ công ích (22 doanh nghiệp), cung cấp, phân phối nước sạch, thoát nước (5 doanh nghiệp), công viên, vườn thú, chiếu sáng đô thị, môi trường (6 doanh nghiệp), 12 doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển kinh tế ngành, địa phương và hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác…

Đáng chú ý, văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn cho biết, một số Bộ, địa phương đề xuất điều chỉnh phương án không thực hiện cổ phần hóa đối với 6 doanh nghiệp để chuyển sang hình thức sắp xếp khác (như bán, tái cơ cấu lại, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) do một số nguyên nhân như không thể xác định được giá trị doanh nghiệp, không đáp ứng điều kiện để tiếp tục cổ phần hóa.

Trước các nội dung trên, trong phần ý kiến của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại các văn bản tham gia ý kiến đối với đề xuất điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa và tỷ lệ nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp của Hà Nội và TP. HCM, các bộ Tài chính, Nội vụ, Tư pháp đều đề nghị hai thành phố này thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo kế hoạch phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện cổ phần hóa 76 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa trong giai đoạn 2017 - 2018 đã không hoàn thành theo kế hoạch. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi lộ trình hoàn thành cổ phần hóa theo đề xuất của các bộ, địa phương, DNNN để các cơ quan này có căn cứ và cơ sở tiếp tục thực hiện quá trình cổ phần hóa.

Nhiều tổng công ty, tập đoàn sẽ "vào guồng"

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới sẽ có thêm nhiều tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp lớn sẽ triển khai cổ phần hóa hoặc tiếp tục thoái vốn như: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản; Tổng công ty Phát điện 2 của EVN, Tổng Công ty Xi măng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Mobifone, Agribank,...

lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa

Trong phần thảo luận, ông Nguyễn Đức Chi – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã cung cấp thêm tiến trình và một số giải pháp của SCIC trong việc tiếp tục thoái vốn tại các DNNN.

Trước đó, tại buổi họp báo chuyên đề về "Kết quả cơ cấu lại, cổ phần DNNN năm 2018, giải pháp đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới" diễn ra vào ngày 28/3, ông Tiến từng cho biết, việc triển khai thoái vốn Nhà nước còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra do một số bộ, ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn vẫn đang triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả, tuy nhiên vẫn chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Bên cạnh đó, có nguyên nhân do các DNNN có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước, nhất là đất đai. Quy mô lớn nên cũng tồn tại nhiều tính chất phức tạp, nếu là doanh nghiệp nhỏ, đất đai không có thì sẽ cổ phần hoá dễ hơn.

"Chủ trương của Đảng, Nhà nước là thu gọn tập đoàn, tổng công ty, chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Một số doanh nghiệp Nhà nước đang triển khai kế hoạch này như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Agribank, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam…", ông Tiến nói.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp hiện được đánh giá là chậm nhưng vẫn trong thời hạn. Lý giải về thực trạng này, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước từng cho biết, quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm một phần do năm 2018 có bổ sung những quy định tính toán giá trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn như rà soát xác định giá theo đất đai phù hợp theo quy định của pháp luật; theo Nghị định số 126 về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần...

Ông Hùng cho biết thêm, khối lượng công việc lớn, tiến độ thực hiện đang trong quá trình kiểm soát và đã có báo cáo thường xuyên Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương, báo cáo lên Thủ tướng. Nếu chậm cổ phần hoá do cố tình hoặc trì hoãn chắc chắn sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân theo quy định…

Cẩn trọng cổ phần hóa "ẩu"

Dù công việc trong thời gian tới là rất lớn, song cần nghiêm túc nhìn nhận một vấn đề rằng, vẫn còn đâu đó những mặt trái của việc cổ phần hóa, nhất là tình trạng cổ phần hóa "siêu tốc" gây thất thoát tài sản Nhà nước.

lo trinh co phan hoa doanh nghiep nha nuoc con bao xa
Cảng Quy Nhơn

Dễ thấy trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ GTVT luôn được đánh giá là đi đầu về “tốc độ” tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng bên cạnh thành tích “tốc độ” thì quá trình cổ phần hóa ở đây cũng để lại nhiều lình xình trong dư luận về sự thất thoát, lãng phí như ở Cảng Quy Nhơn, Tổng Công ty vận tải thủy…

Cụ thể, theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ GTVT phải cổ phần hóa 70 doanh nghiệp, trong đó có 9 công ty mẹ, tổng công ty và 61 công ty còn lại là công ty thành viên. Tuy nhiên Bộ GTVT đã thực hiện vượt xa so với kế hoạch đề ra khi cổ phần hóa được 137 doanh nghiệp, trong đó có 12 đơn vị là tổng công ty, phần còn lại là các doanh nghiệp trực thuộc các tổng công ty…

Nói về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn tại Bộ GTVT, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, khi cổ phần hóa 12 tổng công ty, giá trị ban đầu nêu ra chỉ là 2.153 tỷ đồng, thực tế cổ phần hóa được 2.785 tỷ đồng, thặng dư là 632 tỷ đồng. Còn 133 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty khi cổ phần hóa giá trị thu về được 4.184 tỷ đồng, thặng dư tới 1.280 tỷ đồng, vì lúc đó niêm yết chỉ 2.904 tỷ đồng.

Tuy nhiên trái với tốc độ “siêu tốc” đó, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp ở Bộ GTVT cũng để lại nhiều nghi ngại về sự thất thoát lãng phí. Điển hình là việc cổ phần hóa tại Cảng Quy Nhơn (Bình Định).

Ðể ngăn chặn tình trạng thất thoát lãng phí, theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, cần có thể chế, chính sách để bịt lỗ hổng trong cổ phần hoá DNNN; đồng thời tăng cường quá trình thanh tra, kiểm toán, nếu không sẽ thất thoát lãng phí rất nhiều.

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm