Lãi suất huy động vẫn còn cao trong giai đoạn cuối năm?

Cập nhật: 11:19 | 19/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn trên 1 năm của các ngân hàng đã tạo đáy trong năm 2016 - 2017 và liên tục tăng từ cuối năm 2018. VDSC cho rằng, áp lực tiếp tục tăng trong giai đoạn cuối năm 2019 vẫn còn lớn, mặc dù NHNN đã giảm lãi suất điều hành.

lai suat huy dong van con cao trong giai doan cuoi nam

Lãi suất điều hành trong nước và thế giới giảm, bước đi sau đó là gì?

lai suat huy dong van con cao trong giai doan cuoi nam

Lý do khiến lãi suất cho vay tại Việt Nam cao hơn so với khu vực?

lai suat huy dong van con cao trong giai doan cuoi nam

Lãi suất trên liên ngân hàng có thể duy trì cao thêm một vài ngày tới?

Áp lực tăng lãi suất huy động vẫn còn cao trong giai đoạn cuối năm

Theo thống kê của chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tổng hợp từ các thông cáo báo chí của NHNN, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn trên 1 năm của các NHTM đã tạo đáy trong năm 2016 – 2017 và liên tục tăng từ cuối năm 2018. Tác động lan tỏa lên lãi suất huy động kỳ hạn ngắn (tiền gửi 6 – 12 tháng) có phần chậm hơn.

Từ đầu quý 3/2019, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn bắt đầu nhích 0,15 điểm phần trăm so với đầu năm. VDSC cho rằng diễn biến này là hệ quả của chính sách kiểm soát an toàn thanh khoản (thông qua tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn) và tỷ lệ an toàn vốn (tiến đến áp dụng Basel II) trong hệ thống ngân hàng.

Thống kê của VDSC cũng cho thấy, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn trên 1 năm hiện là 6,95%, kỳ hạn 6 tháng - 1 năm là 6,15% cao nhất kể từ năm 2015.

Nhóm phân tích cũng dự báo rằng, lực tăng lãi suất huy động vẫn cao trong giai đoạn cuối năm 2019 khi mà Dự thảo thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỷ lệ tối đa cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn xuống 35% hoặc 37% từ ngày 1/7/2020 từ mức 40% hiện nay.

Bên cạnh đó, Thông tư 58/2019/TT-BTC về việc quản lý và sử dụng tài khoản Kho bạc Nhà nước tại các NHTM có thể tác động tiêu cực lên thanh khoản và lãi suất thị trường liên ngân hàng sau khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/11/2019.

Trong khi đó, các ngân hàng vừa cần chuẩn bị nguồn vốn cho thời điểm kinh doanh cuối năm và thời hạn áp dụng Basel II đang tới rất gần.

lai suat huy dong van con cao trong giai doan cuoi nam
Ảnh minh họa

Động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ có tác động như thế nào?

Cuối tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bất ngờ công bố quyết định cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với lãi suất điều hành kể từ ngày 18/9. Trong khi các yếu tố về lạm phát, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế vẫn theo sát mục tiêu điều hành của Chính phủ, việc cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định lãi suất trong nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất và các NHTM trong nước liên tục đẩy tăng lãi suất huy động trong thời gian qua.

VDSC cho rằng, động thái này của NHNN sẽ phần nào giúp ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đặc biệt ở kỳ hạn ngắn, theo đúng mục tiêu điều hành đặt ra từ đầu năm.

Báo cáo năm 2018 của UBGSTCQG cho thấy, mặc dù NHNN đã một lần cắt giảm lãi suất điều hành vào cuối năm 2017, lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm 2018 thực tế đã tăng lên so với năm 2017 do kỳ vọng lạm phát tăng và các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn để đáp ứng tỷ lệ an toàn thanh khoản cũng như an toàn vốn.

Năm 2019, mặc dù cho rằng lạm phát không đáng lo ngại, theo VDSC thì những áp lực lên lãi suất trong giai đoạn cuối năm vẫn còn hiện hữu. Do đó, nếu Dự thảo thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN được thông qua thì khả năng lãi suất thực tế có thể giảm là rất thấp.

“Quán quân” cuộc đua lãi suất tiền gửi đang thuộc về nhà băng nào?

Thống kê với 27 ngân hàng cho thấy trong tháng 9, mức lãi suất cao nhất với kỳ hạn 12 tháng là 8,5%/năm tại ABBank, không kèm điều kiện đặc biệt. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng cung cấp kỳ hạn gửi tiết kiệm 13 tháng với lãi suất 8,3%/năm, chỉ xếp sau Bản Việt có lãi suất 8,4%/năm (dù thế lãi suất 12 tháng của Bản Việt chỉ 8%/năm).

6 tháng đầu, ABBank là ngân hàng duy nhất tăng trưởng dư nợ cho vay âm trong hệ thống, âm 5% trong khi kế hoạch 2019 là tăng 17%. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của đơn vị này cũng giảm 4% so với đầu năm, khi kế hoạch đề ra là tăng 28%. Việc giữ lãi suất huy động ở mức cao nhất hệ thống có thể là động thái nhằm thu hút khách hàng gửi tiền của ABBank.

Sau ABBank, Bắc Á và OCB là có lãi suất huy động ở 8,1%/năm. Trong đó, Bắc Á nâng lãi suất tại tất cả các kỳ hạn trên 12 tháng thêm 2 điểm phần trăm từ 7,9%/năm. Nhà băng này cũng nâng lãi suất kỳ hạn 6 tháng thêm 1 điểm phần trăm lên 7,5% và kỳ hạn 9 tháng thêm 2 điểm phần trăm lên 7,9%/năm, trong khi các kỳ hạn 1 - 3 tháng giữ ở 5,5% và không kỳ hạn là 1%/năm. Nhìn chung trong hệ thống, Bắc Á vẫn là ngân hàng có mặt bằng chung lãi suất kỳ hạn ngắn cao nhất.

OCB cũng tăng lãi suất kỳ hạn 12 tháng thêm 1 điểm phần trăm từ 8%/năm của tháng 8. Lãi suất các kỳ hạn khác không thay đổi.

Một số ngân hàng khác có kỳ hạn 12 tháng neo ở 8%/năm có thể điểm tới như NCB, Bảo Việt Bank, Bản Việt với tiết kiệm thông thường hoặc một số chương trình riêng. Cá biệt với SHB, với tiền gửi trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 8,9%/năm và kỳ hạn 13 tháng là 9%/năm. Hay Nam Á Bank với điều kiện tương tự, lãi suất 12 tháng là 8,3% và 24 tháng là 8,45%/năm.

Các ngân hàng quốc doanh, MB giữ lãi suất 12 tháng ở 7,5% cao nhất trong nhóm. VietinBank cùng BIDV, tiếp tục giữ lãi suất lên 7%/năm.

Nửa đầu năm 2019, VietinBank tăng trưởng tín dụng và huy động chỉ đạt 3,5% và 3,9%. Tiền gửi khách hàng, nếu tính cả tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá thì mức tăng 8,4%/năm so với đầu năm. Do không thể tăng vốn cải thiện hệ số CAR theo chuẩn Basel II, VietinBank hạn chế trong việc huy động vốn và giải ngân tín dụng. Ngân hàng này vẫn đang trong quá trình tìm giải pháp tăng vốn điều lệ.

Trong khi đó, BIDV ghi nhận mức tăng tín dụng và huy động là 7%, tương đương gần 64% kế hoạch cả năm. Tương tự VietinBank, BIDV cũng là 1 trong những ngân hàng có nhu cầu cấp thiết trong việc tăng vốn. Thời gian tới, vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi BIDV phát hành hơn 603,4 triệu cp cho KEB Hana Bank, tương đương 15% vốn điều lệ.

2 ngân hàng còn lại trong “Big4” là Agribank và Vietcombank giữ ở 6,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng Nhà nước vẫn đứng cuối trong thang lãi suất. Vietcombank, VietinBank, BIDV công bố mức 0,1%/năm cho tiền gửi không kỳ hạn, trong khi Agribank ở mức 0,2%.Với kỳ hạn 1 - 9 tháng, mức lãi suất phổ biến dao động 4,5 - 5,6%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất phổ biến tại các ngân hàng tư nhân là 9 tháng là 6,9 - 7,5%, với 6 tháng là 6,7 - 7,4%, 1 - 3 tháng là 5,3 - 5,5% và không kỳ hạn là 0,5 - 1%.

Thu Hoài