Lãi suất cho vay không giảm kịp theo lãi huy động

Cập nhật: 09:55 | 27/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Trong khi lãi suất huy động giảm 0,5-2,1% ở tất cả kỳ hạn từ đầu năm, lãi suất cho vay thực tế trên thị trường vẫn chưa có được mức giảm tương ứng.

Báo cáo hoạt động ngân hàng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng tiền VNĐ của các tổ chức tín dụng đã có xu hướng giảm so với đầu năm.

Trong đó, lãi suất huy động hiện phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,1%/năm với tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm với tiền gửi 6 tháng đến dưới 12 tháng; và kỳ hạn 12 tháng trở lên ở mức 6-7,1%/năm.

Ở chiều cho vay, lãi suất ngắn hạn tối đa bằng tiền VNĐ đối với một số ngành lĩnh vực hiện ở mức 5%/năm, giảm 1% so với đầu năm. Trong khi mặt bằng lãi cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm với ngắn hạn và 9-11%/năm với trung và dài hạn.

5220-vaynganhang
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Lãi suất thực không giảm nhiều

So với mức trung bình đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1%/năm, trong khi lãi suất cho vay thường gồm cả ngắn hạn và trung dài hạn không thay đổi (6-9%/năm với ngắn hạn và 9-11%/năm với trung và dài hạn).

Lãi suất đầu ra chủ yếu giảm ở các khoản cho vay ngắn hạn với ngành lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của cơ quan quản lý tiền tệ.

Theo báo cáo thống kê của SSI Research, lãi suất huy động đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đầu năm và giảm mạnh từ tháng 7. Hiện suất tiền gửi đã giảm 0,5-2,1% ở tất cả kỳ hạn.

Trong khi đó, lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (NHNN) cũng cho biết đến ngày 16/9, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay mới phổ biến 0,5-2,5% so với trước dịch. Phần dư nợ được hưởng lãi suất thấp này lên tới 1,6 triệu tỷ đồng là doanh số cho vay lũy kế từ 23/1 đến nay với 310.000 khách hàng.

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất thực tế vẫn chưa giảm nhiều như tuyên bố của các ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, cho biết hiện nay các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất với khoản vay hiện hữu, giãn thời hạn trả nợ. Tuy nhiên mức giảm không nhiều.

Tương tự, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho biết số giảm lãi suất thực tế không có nhiều khác biệt so với thời điểm trước dịch.

Trong đó, các doanh nghiệp ngành logistics vẫn phải chi trả mức lãi suất 8,5%/năm trở lên với các khoản vay trung, dài hạn và phải có tài sản thế chấp mới được áp dụng mức lãi suất này.

Ngoài ra, dù các ngân hàng khuyến khích doanh nghiệp vay mới nhưng cả lãi suất và điều kiện cho vay đều không giảm. Ước tính, lãi suất cho vay chỉ giảm 0,1-0,2%/năm so với trước dịch, số ít doanh nghiệp được áp dụng mức thấp hơn 0,5%/năm.

Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank, cho biết trên thực tế, biên độ giữa lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng không còn nhiều. Đó cũng là lý do lãi suất tiền gửi giảm liên tục từ đầu tháng 7 đến nay để tạo thêm dư địa giảm lãi cho vay.

Như tại Sacombank, lãi suất huy động với khách hàng cá nhân hiện dao động trong khoảng 3,9-4,05%/năm với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,7-6,1%/năm với kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng và 6,5-6,7%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng.

Ở chiều cho vay khách hàng cá nhân, lãi suất cho vay có thế chấp thấp nhất đã ở mức 7,5%/năm.

Theo ông Tuệ, với biên lãi thuần như hiện nay, nếu không giảm thêm lãi suất huy động mà giảm lãi cho vay, ngân hàng sẽ bị thua lỗ. Ông ví dụ, nếu huy động ở mức 5%/năm mà cho vay ra ở 7%/năm, với chênh lệch lãi 2%/năm ngân hàng chắn chắn sẽ chịu lỗ vì phải trang trải các chi phí vận hành, chi phí nhân viên và trích dự phòng…
Cần quan tâm đặc biệt đến nợ xấu

Nếu không có dịch Covid-19 thì xử lý nợ xấu đang trên đà thực hiện mục tiêu giảm xuống dưới 3%, nhưng do ảnh hưởng ...

Tăng vốn: Khó khăn nhưng phải có sự chuẩn bị

Việc gia tăng quy mô vốn là vô cùng cần thiết để đảm bảo khả năng kinh doanh của các ngân hàng.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: Mũi nhọn chiến lược tăng trưởng

Bảo hiểm đã và đang là mũi nhọn trong chiến lược tăng trưởng của nhiều ngân hàng thương mại.

Anh Khôi