Kinh phí vận hành “quá lớn”… BOT Hải Vân sẽ ra sao?

Cập nhật: 14:00 | 02/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ông Lưu Xuân Thủy, Phó tổng giám đốc công ty CP đầu tư Đèo Cả cho biết, nguồn kinh phí quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 trong 28 năm là quá lớn. Do vậy, nếu không có giải pháp thì doanh nghiệp không thể cân đối được.  

kinh phi van hanh qua lon bot hai van se ra sao Hà Nội: Sẽ có hầm chui tại nút giao giữa Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng
kinh phi van hanh qua lon bot hai van se ra sao Thủ tướng đồng ý giải thể Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương
kinh phi van hanh qua lon bot hai van se ra sao Bộ Giao thông vận tải cắt giảm gần 400 điều kiện kinh doanh

Theo báo vietnamnet, hợp đồng BOT được ký kết giữa nhà đầu tư - công ty CP Đèo Cả và Bộ GTVT, phía nhà đầu tư sẽ xây dựng hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân 2 (kết hợp với quản lý vận hành hầm Hải Vân 1) với tổng mức đầu tư 26.254 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.048 tỷ đồng, 21.106 tỷ là của nhà đầu tư).

kinh phi van hanh qua lon bot hai van se ra sao
Năm 2016 ký hợp đồng, Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư thu phí tại trạm Đèo Cả với mức phí 60.000-288.000 đồng/xe/lượt.

Mức thu này sau đó đã bị điều chỉnh xuống còn 52.000-200.000 đồng/xe/lượt khi Bộ GTVT ban hành thông tư 35/2016 về mức trần thu phí với các dự án BOT.

Do áp dụng mức phí của thông tư 35, chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư hụt thu hơn 65,7 tỷ đồng so với mức phí trong hợp đồng ký với Bộ GTVT.

Ngày 15/10 vừa qua, nhà đầu tư này tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT thực hiện đúng hợp đồng. Ngoài ra, trong quá trình triển khai mở rộng hầm Hải Vân 2, Bộ GTVT giao chủ đầu tư thực hiện việc nâng cấp hầm Hải Vân 1 và ứng kinh phí để thực hiện công tác quản lý vận hành từ tháng 11/2015. Công ty CP đầu tư Đèo Cả đã chi 900 tỷ đồng để nâng cấp hầm Hải Vân 1 và hơn 300 tỷ đồng để thực hiện công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1.

Theo phương án tài chính trong hợp đồng BOT ký kết giữa Bộ GTVT với nhà đầu tư thì công ty cổ phần Đèo Cả được thu phí tại trạm Nam Hải Vân từ tháng 1/2017.

Tuy nhiên, việc thu phí tại trạm Nam Hải Vân không thực hiện được do trạm Bắc Hải Vân đang thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Phước Tượng - Phú Gia. Trong khi chi phí quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 khoảng gần 100 tỷ đồng/năm.

Như vậy, để quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 trong 10 năm chủ đầu tư cần khoảng 2.660 tỷ đồng, đó là chưa kể trượt giá.

Còn theo phản ánh trên cafeland.vn, trả lời báo điện tử Chính phủ mới đây, ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Công ty BOT Đèo Cả khẳng định nguy cơ này sẽ không xảy ra và Công ty đang phối hợp với Bộ GTVT tính toán tổng thể lại phương án tài chính của toàn bộ dự án để báo cáo lên Chính phủ.

Ông Hoàng cho biết, trước mắt sẽ cân đối nguồn tiền của Công ty để thanh toán chi phí vận hành hầm, bằng mọi cách sẽ duy trì hầm vận hành ổn định, đảm bảo tuyến đường lưu thông thông suốt cho người dân.

Xung quanh đề xuất của chủ đầu tư về việc dựng thêm một trạm thu phí tại phía nam hầm Hải Vân, đại diện Bộ GTVT cho biết, trạm thu phí phía Nam nếu dựng lên sẽ nằm quá gần trạm Phú Gia – Phước Tượng (chỉ hơn 12 km) nên Bộ đã thống nhất với nhà đầu tư thu chung tại trạm Phú Gia - Phước Tượng và doanh thu sẽ được chia cho cả 2 dự án (hầm Hải Vân 2 và Phú Gia - Phước Tượng).

Đối với mức phí có giảm so với phương án tài chính ban đầu, đại diện Bộ GTVT cho hay, Bộ đang xây dựng dự thảo sửa thông tư 35 để đảm bảo cam kết với nhà đầu tư. Còn về phương án vận hành hầm Hải Vân 1, sau khi hoàn thành hầm Hải Vân 2, Bộ GTVT sẽ cùng với nhà đầu tư tính lại phương án tài chính. Nếu cần thiết Bộ sẽ thu lại hầm Hải Vân 1 để quản lý, bảo trì.

Được biết hầm Hải Vân là công trình hầm đường bộ dài nhất Việt Nam (dài hơn 6,2km) được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1, tuyến đường dẫn và đường qua đèo Hải Vân; giai đoạn 2 thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2 và xây dựng tuyến đường dẫn mới.

Hữu Dũng (T/H)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm