Khi ngành điện "khát nước", "đói than"...?

Cập nhật: 16:46 | 09/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, PVN và TKV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra thiếu điện ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

khi nganh dien khat nuoc doi than

Quảng Trị: 13 dự án "nghìn tỷ" đầu tư tại Khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt

khi nganh dien khat nuoc doi than

Ô tô ngoại tiếp tục vào Việt Nam, Bộ Công Thương chỉ đạo gấp

Nguy cơ thiếu điện bắt đầu hiện hữu

Trung tuần tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương đã có báo cáo về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, dự báo sản lượng điện thương phẩm đến năm 2020 theo các phương án cơ sở là 235 tỷ kWh và phương án cao là 245 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 của các phương án tương ứng là 10,34%/năm và 11,26% năm.

khi nganh dien khat nuoc doi than

Các năm 2019 -2020 dự kiến đưa vào vận hành khoảng 6.900 MW trong đó các nhà máy nhiệt điện than là 2.488MW, các nhà máy thuỷ điện là 592 MW, còn lại các dự án năng lượng tái tạo khoảng 3.800 MW. Hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn quốc.

Đáng lưu ý theo Bộ Công Thương, các năm 2021 – 2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.

Theo đó, mức thiếu hụt tại miền Nam sẽ tăng từ 3,7 tỷ kWh năm 2021 lên gần 10 tỷ kWh năm 2022. Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ năm 2025; Tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành cả giai đoạn 15 năm 2016 - 2030, dự kiến khoảng 80.500MW, thấp hơn so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.200MW. Trong đó chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018 - 2022.

Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu hụt điện đó là nhiều dự án nguồn điện trong giai đoạn này bị chậm sang giai đoạn 2026 - 2030 và hầu hết là dự án nhiệt điện tại miền Nam

Tuy nhiên theo Bộ Công Thương, nguồn nhiệt điện chạy dầu cần phải huy động với sản lượng tương ứng 1,7 tỷ kWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh năm 2020.

“Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, nước ta có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020”, Bộ Công Thương cho biết.

Việc thiếu điện tại miền Nam theo đánh giá của Bộ Công Thương, sẽ tăng cao hơn so với các tính toán trước. Nguyên nhân chính là do tiến độ các dự án khí Lô B, Các Voi Xanh đều chậm hơn so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm.

Ngoài ra, các dự án nhiệt điện Kiên Giang 1 và 2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025, thâm chí lùi sau năm 2030; dự án Ô Môn II lùi tiến độ đến năm 2025.

“Trường hợp dự án nhiệt điện Long Phú 1 không đáp ứng tiến độ hoàn thành năm 2023, tình trạng thiếu điện tại miền Nam trong các năm 2024-2025 sẽ trầm trọng hơn”, Bộ Công Thương đánh giá.

khi nganh dien khat nuoc doi than
Nhiều hồ thủy điện lâm vào cảnh "khát nước", "gầy trơ xương"

Thủy điện "khát nước": Năm 2019 EVN dự kiến huy động gần 3 tỷ kWh điện chạy dầu

Trong cuộc chạy đua của ngành điện nhằm đảm bảo nguồn cung điện cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nội địa, một ông lớn ngành điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải huy động cả nguồn điện chạy dầu để bảo đảm cung cấp điện.

Đây là biện pháp cấp thiết trước bối cảnh ở thời điểm hiện tại, tình hình thủy văn tại các hồ thủy điện đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm làm sản lượng thủy điện huy động theo kế hoạch thiếu hụt lớn.

Hiện nay, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia khoảng trên 50.000 MW, trong đó thủy điện chiếm khoảng 1/3 công suất đặt và sản lượng cũng chiếm 1/3 sản lượng điện toàn hệ thống. Đó là về mặt lý thuyết khi các hồ chứa thủy điện đều đầy và phát hết công suất thiết kế.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù đã bước vào mùa lũ chính hơn một tháng nay nhưng các hồ thủy điện ở miền Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên vẫn trong tình trạng khô hạn và thấp hơn trung bình nhiều năm. Thậm chí, nhiều hồ đang ở trong tình trạng xấp xỉ mực nước chết, trong đó có 9 hồ đang ở mực nước chết. Với mực nước tại các hồ rất thấp do ảnh hưởng của khô hạn các nhà máy thuỷ điện chắc chắn không thể phát được hết công suất thiết kế nên sẽ ảnh hưởng đến phát công suất đỉnh cho hệ thống.

Cùng với đó, lượng nước của hồ không đạt theo lượng nước tính toán của EVN nên sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện sản xuất của thủy điện.

Số liệu cập nhật của EVN đến hết tuần đầu tháng 8 cho thấy, thể tích nước trong tất cả các hồ thủy điện thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là hơn 11,25 tỷ m3 nước, tương ứng sản lượng điện thấp hơn cùng kỳ là 4,95 tỷ kWh.

Trước những khó khăn do yếu tố bất lợi của thời tiết, tình hình thủy văn và nguồn phát thủy điện để bảo đảm điện cho phát triển kinh tế xã hội, EVN đã và tiếp tục huy động tất cả các nguồn có thể phát được để đáp ứng đủ điện theo đúng nhiệm vụ Chính phủ giao, trong đó có cả việc huy động nguồn điện chạy dầu giá cao.

Theo kế hoạch dự kiến, trong năm 2019 EVN có thể phải huy động đến gần 3 tỷ kWh điện chạy dầu với giá thành cao (có thể lên đến 5.000 đồng/kWh) để bảo đảm mục tiêu cấp điện.

Cùng với đó, EVN đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam cung cấp nguồn than khí ổn định và đầy đủ cho các nhà máy điện để đảm bảo vận hành đủ công suất và hiệu quả.

Về phía khách hàng sử dụng điện, EVN khuyến cáo khách hàng cần tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng điện vào những giờ hợp lý để giảm công suất đỉnh và giảm tổng điện năng tiêu thụ.

khi nganh dien khat nuoc doi than

Với sự nỗ lực và giải pháp quyết liệt, năm 2019 EVN khẳng định vẫn có thể đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Thường trực Chính phủ thống nhất các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Ở một diễn biến khác, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan phải nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào.

Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, PVN và TKV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra thiếu điện ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đó là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các giải pháp đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025.

Thông báo nêu rõ, nhằm đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc xem xét việc áp dụng quy định tại Luật Điện lực để cho phép triển khai các dự án điện cần thiết, cấp bách để đảm bảo cung ứng điện, nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện; danh mục các dự án này sẽ được cập nhật vào quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch ngành điện được lập mới hoặc điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.

Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục để triển khai nhanh 9 dự án nguồn điện của EVN (các dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Quảng Trạch II, Dung Quất I và Dung Quất III (đồng bộ với Dự án khí Cá Voi Xanh), Ô Môn III và Ô Môn IV (đồng bộ với Dự án khí Lô B); các dự án thủy điện nhà máy Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng); kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề vượt thẩm quyền để thúc đẩy tiến độ các dự án.

khi nganh dien khat nuoc doi than
Nhiều dự án điện đang chậm tiến độ tác động không nhỏ đến việc cung ứng điện năng

Thường trực Chính phủ cũng đồng ý về nguyên tắc: Áp dụng cơ chế bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III với tỷ lệ hợp lý, tối đa 30%; xem xét, ban hành cơ chế đặc thù trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng đối với các dự án điện trọng điểm, cấp bách dự kiến đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn tới; xem xét việc mua hết sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện nhỏ và các nhà máy điện mặt trời nếu được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an toàn vận hành và có giá bán điện hợp lý; kiểm soát việc phát triển thủy điện nhỏ đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, quản lý nhu cầu điện theo các chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương đổi mới phương pháp giám sát thực hiện các dự án điện nhất là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các dự án cần thiết, cấp bách cần triển khai để đảm bảo cung ứng điện và vận hành kinh tế hệ thống điện quốc gia theo đề nghị của EVN; tập trung chỉ đạo, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án thuộc chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện Lô B, nhiệt điện khí Quảng Trị; không được để chậm trễ.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung xử lý theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng kéo dài, trì trệ trong khâu chuẩn bị đầu tư các dự án điện của EVN, PVN và TKV; khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vướng mắc liên quan đến triển khai đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I và một số dự án nhiệt điện khác (nếu có).

Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV tập trung nguồn lực, trí lực để chỉ đạo, thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện được giao làm chủ đầu tư, không được để xảy ra tình trạng tiếp tục trì trệ tiến độ đối với các dự án nói chung, đặc biệt là các dự án hiện đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa theo quy định để thúc đẩy triển khai các dự án điện nhất là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho đất nước.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, tinh thần chỉ đạo chung là không được để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trong giai đoạn tới; phát triển ngành năng lượng Việt Nam tự lực, tự cường ít phụ thuộc vào nước ngoài; ngành điện Việt Nam phát triển theo thể chế và cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính cạnh tranh, chống độc quyền, chống tham nhũng và lợi ích nhóm; tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; phát triển đồng bộ nguồn điện và lưới điện truyền tải, chú ý phát triển hợp lý năng lượng tái tạo; EVN tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong ngành điện, đồng thời tiếp tục xã hội hóa đầu tư vào ngành điện.

Giai đoạn qua, EVN, PVN, TKV và các chủ đầu tư khác, các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã có những cố gắng thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đạt được kết quả nhất định nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các dự án nguồn nhiệt điện có quy mô công suất lớn dự kiến đưa vào vận hành đến năm 2023. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung - cầu điện trong giai đoạn đến 2025, xuất hiện nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào các năm 2022, 2023 và khó khăn về cung ứng điện vào các năm 2020, 2021.

khi nganh dien khat nuoc doi than

Nguồn than cho nhiệt điện ngày càng khó: Nên hay không nhập khẩu than "đội giá"

Bàn về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương nếu TKV không cung cấp đủ than thì các nhà máy điện có thể được nhập khẩu than để bảo đảm phát điện.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, cùng với EVN, Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp đồng bộ cung cấp đủ than, khí cho từng nhà máy, chấm dứt tình trạng thiếu than như đã từng xảy ra.

Theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), các nguồn nhiệt điện truyền thống sử dụng than, khí tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện đến năm 2025. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho phát điện đang gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, nhu cầu than cho sản xuất điện đã liên tục tăng, từ 26,25 triệu tấn năm 2015 lên 44,37 triệu tấn năm 2018 (tăng 69%).

Năm 2019, nhu cầu than cho sản xuất điện là 54,3 triệu tấn, trong đó nhu cầu than antraxit là 44,5 triệu tấn. Khả năng sản xuất than antraxit trong nước để cấp cho sản xuất điện của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc hiện chỉ khoảng 36 triệu tấn (bằng 80% nhu cầu), cho nên phải nhập khẩu và pha trộn than để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.

“Trong các năm tới, nhu cầu than antraxit sẽ tiếp tục tăng cao khi một số nhà máy mới vào vận hành như: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình 2, Bắc Giang, Công Thanh... nên tình hình sẽ còn khó khăn hơn”, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cảnh báo.

Trong cuộc họp về cung ứng điện cách đây không lâu, ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than cho rằng, theo hợp đồng đã ký trong năm 2019 thì không có việc thiếu than.

“Đặc biệt PVN lúc nào cũng kêu, dù cơ chế tháo gỡ được rồi. Vừa rồi họ làm văn bản kiến nghị cho phép không đấu thầu mà đàm phán trực tiếp, đề nghị Bộ Công Thương chấp thuận. Bộ không bao giờ chấp thuận việc đó”, ông Nguyễn Việt Sơn nói và cho rằng việc thiếu than chủ yếu PVPower kêu nhiều, còn theo hợp đồng thì không thiếu.

Ông Sơn cho hay năm 2020 năng lực sản xuất than trong nước cho điện là 35 triệu tấn, thiếu 24 triệu tấn phải nhập khẩu. Thủ tướng đã có công văn giao trách nhiệm nhập khẩu than cho các chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Bộ đã chỉ đạo nhiều lần, yêu cầu chủ đầu tư phải ký hợp đồng cung cấp than dài hạn đến 2030.

“Hiện một nửa đơn vị đã kí hợp đồng dài hạn, số còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc”, đại diện Vụ Dầu khí và than cho hay.

khi nganh dien khat nuoc doi than Bộ Công Thương sắp trình kịch bản thay đổi giá điện mặt trời

TBCKVN - Bộ Công Thương đã đưa ra phương án 2 mức giá sau khi nhận góp ý từ các bộ, ngành và Thường trực Chính ...

khi nganh dien khat nuoc doi than Tương lai của ngành điện...

TBCKVN - Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), Bộ Công Thương cảnh báo ...

Quốc Trung

Tin liên quan