Khi nào hành vi thao túng giá cổ phiếu bị xử lý hình sự?

Cập nhật: 16:17 | 02/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong tuần qua, UBCKNN đã ban hành 2 quyết định xử phạt 2 cá nhân với số tiền lên đến trên 1 tỷ đồng vì hành vi thao túng giá cổ phiếu. 2 cá nhân này đã lập nhiều tài khoản để thao túng giá chứng khoán đối với cổ phiếu DL1 của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Dịch vụ công cộng Đức Long Gia Lai và PIV của Công ty Cổ  phần PIV. Vậy ngoài việc phạt tiền, hành vi thao túng giá cổ phiếu còn bị xử lý như thế nào trong quy định của pháp luật hiện nay?  

khi nao hanh vi thao tung gia co phieu bi xu ly hinh su

Dùng 42 tài khoản thao túng giá CP, nguyên Chủ tịch PIV bị phạt tới 600 triệu đồng

khi nao hanh vi thao tung gia co phieu bi xu ly hinh su

Sử dụng 57 tài khoản thao túng giá cổ phiếu DL1, một cá nhân bị phạt hơn nửa tỷ đồng

khi nao hanh vi thao tung gia co phieu bi xu ly hinh su

Phạt 600 triệu và tước Chứng chỉ hành nghề đối với nguyên nhân viên môi giới Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

khi nao hanh vi thao tung gia co phieu bi xu ly hinh su

Dùng 18 tài khoản thao túng giá cổ phiếu AMV, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng

Theo phân tích của luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn Luật sư Hà Nội, hành vi thao túng giá cổ phiếu đã trực tiếp vi phạm các hành vi bị cấm được quy định tại Luật chứng khoán. Cụ thể: khoản 4 Điều 9 Luật chứng khoán có nêu Các hành vi bị cấm là: Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán”

Khoản 3 Điều 126. “Xử lý hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán” quy định: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Còn theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định tại Điều 211 về “Tội thao túng thị trường chứng khoán”. Theo đó: “Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;” thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì phạm tội hình sự. Tùy mức độ hành vi và hậu quả thu lợi bất chính hay thiệt hại cho nhà đầu tư mà mức hình phạt khác nhau.

Đối với cá nhân, mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000.000đ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức phạt cao nhất có thể lên đến 4.000.000.000đ hoặc phạt từ đến 07 năm. Ngoài ra, “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đối với pháp nhân thương mại: mức phạt thấp nhất là 2.000.000.000đ, cao nhất đến 10.000.000.000đ. Nếu doanh nghiệp này được lập ra chỉ để phạm tội hay thuộc doanh nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng như qui định tại Điều 79 Bộ luật hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, “Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Trong trường hợp, cá nhân, tổ chức phạm lỗi chưa đến mức vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính . Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.200.000.000 đồng đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Để xác định cá nhân hay tổ chức đó có vi phạm pháp luật hình sự hay không sẽ phụ thuộc vào việc số lợi thu bất hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó. Việc xác định số lợi thu bất hợp pháp được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 36/2017/TT-BTC: “1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi giao dịch nội bộ và hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ -CP là khoản thu lợi bất chính phát sinh từ việc thực hiện các hành vi này trong khoảng thời gian thực hiện hành vi vi phạm, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Số lợi bất hợp pháp được tính khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mua chứng khoán vào hoặc bán chứng khoán ra để hiện thực hóa số lợi bất hợp pháp. Giá mua (bán) để tính số lợi bất hợp pháp là giá thực hiện và tính theo nguyên tắc giá mua (bán) bình quân gia quyền.

Trường hợp một người dùng nhiều tài khoản để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính trên tổng các tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp một nhóm người thông đồng, cấu kết giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính trên từng tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.”

Anh Khang