Khách hàng có phải “gánh phí” chuyển đổi khi “chip hóa” thẻ ngân hàng?

Cập nhật: 10:11 | 29/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hiện tại, có bảy ngân hàng tham gia chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip ( tiêu chuẩn thanh toán bảo mật ) gồm: Vietcombank , VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank và ABBank. Đây là các ngân hàng có số lượng thẻ lớn, chiếm khoảng 70% tổng số thẻ ATM trên cả nước.  

khach hang co phai ganh phi chuyen doi khi chip hoa the ngan hang Người dùng cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ chip thay thế thẻ từ?
khach hang co phai ganh phi chuyen doi khi chip hoa the ngan hang 7 ngân hàng “mở màn” chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
khach hang co phai ganh phi chuyen doi khi chip hoa the ngan hang Khách hàng có tốn phí khi chuyển đổi thẻ từ sang chip?

Từ hôm qua (28/5), các ngân hàng chính thức phát hành thẻ ATM làm bằng công nghệ chip thay cho thẻ từ đang sử dụng hiện nay.

Thẻ chip bảo vệ ví tiền của khách hàng tốt hơn

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc khối nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, trong năm nay khoảng 30% số lượng thẻ ATM trên thị trường sẽ được chuyển đổi sang thẻ chip, tương đương gần 22 triệu thẻ. Tuy nhiên, để không làm xáo trộn việc dùng thẻ của khách hàng, trước mắt sẽ phát hành thẻ chip mới, thẻ đến hạn... Sau đó mới đến thời điểm chuyển đổi theo yêu cầu cho tất cả khách hàng.

Trước băn khoăn của khách hàng về việc liệu thẻ chip có tương thích với các thiết bị thanh toán hiện nay hay không, ông Nguyễn Quang Minh khẳng định: Bộ tiêu chuẩn thẻ chip Việt Nam được Napas xây dựng theo chuẩn riêng cho thị trường Việt Nam nhưng vẫn tương thích với chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, hiện nay người tiêu dùng vẫn có thể song song sử dụng thẻ từ và thẻ chip bởi hệ thống máy ATM, đầu đọc thẻ POS đã được các ngân hàng thương mại nâng cấp chấp nhận cả hai loại thẻ.

khach hang co phai ganh phi chuyen doi khi chip hoa the ngan hang
Khách hàng có phải “gánh phí” chuyển đổi khi “chip hóa” thẻ ngân hàng?. Ảnh minh họa

Với câu hỏi từ nay đến cuối năm chỉ còn sáu tháng, liệu các ngân hàng kịp chuyển đổi một số lượng thẻ lớn như vậy không, ông Nguyễn Quang Minh khẳng định: “Việc chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip cũng tương tự việc triển khai làm thẻ Visa hay Master Card. Hiện các máy ATM, POS… đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc sử dụng thẻ chip. Do vậy, quá trình triển khai không có gì khó khăn, thậm chí việc chuyển đổi thẻ chip nội địa có thể chỉ mất khoảng ba tháng”.

Theo các chuyên gia, khác với thẻ từ, thẻ chip còn được gọi là thẻ thông minh, chứa một chip điện tử trên bề mặt thẻ với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ và hoàn toàn độc lập. Ưu điểm vượt trội của thẻ chip là giao dịch rất nhanh, với các giao dịch giá trị nhỏ sẽ không cần nhập PIN/chữ ký mà vẫn có thể giao dịch được. Độ an toàn của loại hình thẻ này cao hơn so với thẻ từ hiện nay.

Khách hàng có tốn tiền khi đổi thẻ?

Theo tính toán, hiện nay chi phí để làm ra một phôi thẻ chip là 2 - 3 USD, cao hơn 7 - 8 lần so với thẻ từ. Nếu trung bình mỗi phôi thẻ chip khoảng 2 USD (tương đương khoảng 46.000 đồng), nhân với số thẻ chip phải chuyển đổi trong năm nay khoảng 22 triệu thẻ thì số tiền mà các ngân hàng cần bỏ ra để phục vụ cho việc chuyển đổi lên đến trên 1.000 tỉ đồng. Đó là chưa kể các ngân hàng còn phải nâng cấp cả thiết bị đầu cuối là POS, máy ATM… để phù hợp với việc chuyển đổi thẻ và nhiều khoản chi phí khác.

Đây là số tiền không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại. Vậy hàng ngàn tỉ đồng chuyển đổi thẻ ai gánh, ngân hàng hay khách hàng?

Tổng Giám đốc một ngân hàng thương mại cho biết, mỗi ngân hàng sẽ phải tính toán phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. “Ngân hàng mình thu phí mà ngân hàng bên cạnh miễn phí đổi thẻ thì không khác nào tự loại mình ra khỏi cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Do ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên nếu miễn phí ở dịch vụ này thì có thể sẽ cân đối chi phí ở dịch vụ khác để bù trừ” - vị lãnh đạo ngân hàng nói.

Theo ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Hội Thẻ Việt Nam, chi phí chuyển đổi của mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào khối lượng thẻ đã phát hành cũng như số lượng thiết bị chấp nhận thẻ trên thị trường. “Để cạnh tranh, các ngân hàng cần hạn chế mức thấp nhất chi phí phát sinh cho khách hàng. Nếu ngân hàng nào thu phí cao, khả năng cạnh tranh sẽ giảm” - ông Tuấn cảnh báo.

Hoài Dương

Tin liên quan