K+ còn làm bóng đá trong bối cảnh kinh doanh bết bát?

Cập nhật: 09:47 | 14/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Năm 2018 vừa qua, K+ tiếp tục báo lỗ 350 tỷ đồng, giảm so với số lỗ 447 tỷ đồng của năm 2017, nâng số lỗ lũy kế của đơn vị này lên đến hơn 3.070 tỷ đồng.

k con lam bong da trong boi canh kinh doanh bet bat Chứng khoán FPT: Chốt phương án “chia quà” băng tiền và cổ phiếu với tổng tỷ lệ 15%
k con lam bong da trong boi canh kinh doanh bet bat YouTube gia hạn thỏa thuận lưu trữ nội dung với Yeah1 thêm 2 tuần

Việc thua lỗ của K+ diễn ra trong bối cảnh lượng thuê bao liên tục tăng trong thời gian vừa qua. Cụ thể, năm 2018 số lượng thuê bao bao K+ lên tới 884.000, tăng 12% so với năm trước đó, doanh thu cũng tăng 9,5% lên 1.201 tỷ đồng.

k con lam bong da trong boi canh kinh doanh bet bat

Với khoản thua lỗ nêu trên, K+ hiện đã âm vốn chủ sở hữu hơn 2.700 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của K+ hiện đến từ nguồn vốn vay. Tính tới cuối năm 2018, nợ phải trả của K+ đã lên tới 3.281 tỷ đồng, tăng gần 370 tỷ đồng so với năm trước, trong đó nợ vay hơn 1.100 tỷ đồng.

Đầu tháng 01/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về đề nghị thoái vốn của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tại Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+).

Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận tái cơ cấu VSTV là cần thiết và cấp bách tuy nhiên VSTV là doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động của công ty liên quan đến lĩnh vực báo chí, tư tưởng văn hóa nên vấn đề cần được xem xét khẩ trương xử lý nhưng phải thận trọng, đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trước đó, vào năm 2016, VTV đã từng có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình tổ chức hoạt động quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại K+ trong đó nêu thực trạng thua lỗ của K+ cũng như nguyên nhân đồng thời đề cập đến khả năng xin thoái vốn nhà nước tại K+.

Theo VTV, nguyên nhân thua lỗ của K+ là do thị trường truyền hình trả tiền xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới và mạnh về hạ tầng kỹ thuật, tài chính như Viettel, MobiFone, FPT…

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này “thiếu lành mạnh, vi phạm bản quyền phổ biến, sức mua của người dân giảm mạnh” do tác động của nền kinh tế, tâm lý giá rẻ và miễn phí ăn sâu… cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của K+.

VTV cũng cho biết, chiến lược kinh doanh truyền hình giá cao không phù hợp với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động kinh doanh chưa linh hoạt, nhạy bén để kịp thay đổi, dẫn đến để mất thị phần vào tay các đối thủ khác.

Ngoài ra, công tác quản lý điều hành của VSTV phụ thuộc hoàn toàn vào phía CO theo cam kết hợp tác, nên Đài truyền hình Việt Nam không có vai trò điều hành trong công ty.

K+ chính thức ra mắt năm 2009, là công ty liên doanh giữa VTV và Canal+ (Pháp) trong đó, VTV nắm 51% cổ phần tại VSTV, còn lại 49% là của đối tác Canal+. Tổng số vốn góp của VTV và Canal+ là 20,1 triệu USD, phía Canal+ góp 9,8 triệu USD bằng tiền mặt, VTV góp 10,2 triệu USD bằng tài sản quy đổi.

Chỉ sau 1 năm ra mắt, năm 2010, K+ thay thế VTV, VTC độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại Hạng Anh. Bên cạnh đó, K+ cũng hợp tác với các hãng sản xuất phim lớn như CJ, BHD… để phát sóng độc quyền các bộ phim chiếu rạp.

Những năm vừa qua, K+ đã trả khá nhiều tiền để sở hữu bản quyền các giải Ngoại Hạng Anh trong bối cảnh giá bản quyền bóng đã tăng mạnh.

Cụ thể, trong giai đoạn 2010 – 2013, số tiền K+ chi ra để sở hữu bản quyền Ngoại Hạng Anh là 13 triệu USD. Mùa giải 2013 – 2016, số tiền bản quyền Ngoại Hạng Anh mà K+ chi ra đã tăng hơn 3 lần lên 41 triệu USD. Mùa giải 2016 – 2019 số tiền tiếp tục tăng lên con số khoảng 46 triệu USD.

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm