Ðiều chỉnh, hoàn thiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật

Cập nhật: 16:16 | 24/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa công bố kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật (NKT) tại Việt Nam cho thấy, NKT ở Việt Nam chiếm 7% dân số, với khoảng 6,2 triệu người.  

ieu chinh hoan thien chinh sach ho tro nguoi khuyet tat Sửa đổi mức hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến thương mại
ieu chinh hoan thien chinh sach ho tro nguoi khuyet tat NHNN yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp
ieu chinh hoan thien chinh sach ho tro nguoi khuyet tat TIG trao 50 suất quà tết cho hộ nghèo, người khuyết tật tại Hà Tĩnh

Theo đó, những gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho NKT cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Cho dù NKT là đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm y tế và nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít NKT (khoảng 2,3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với NKT.

ieu chinh hoan thien chinh sach ho tro nguoi khuyet tat
Ảnh minh họa

Thời gian qua, chính sách chăm lo, trợ giúp NKT luôn được Ðảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cùng với Luật NKT, Chính phủ ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm bảo vệ, chăm lo, trợ giúp NKT. Số lượng NKT được học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế ngày càng tăng. NKT được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp dạng tật và mức độ khuyết tật... Do đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của NKT ở Việt Nam ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, có một thực tế, phần lớn NKT ở nước ta thường sống ở khu vực nông thôn, vì vậy việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm còn khó khăn. Cùng với đó, do nguồn lực còn hạn chế, tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay chưa rộng dẫn tới sự thiếu hụt cơ sở vật chất của ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa… ảnh hưởng đến việc hưởng thụ đầy đủ các quyền của NKT. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác trợ giúp NKT còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo cơ bản. Mức trợ cấp xã hội cho NKT còn thấp. Số NKT được các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít, cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp còn thiếu thốn, ký túc xá cho NKT chưa được đầu tư ở các cơ sở đào tạo, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý. Việc triển khai hỗ trợ sinh kế cho NKT còn manh mún, chưa đồng đều, mô hình sinh kế được hình thành còn ít, hiệu quả thấp. Ngoài ra, rào cản đối với NKT chính là sự nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng. Ở một số nơi, NKT không nhận được sự tôn trọng, ghi nhận tương xứng đối với những đóng góp của họ.

Nhằm giúp NKT tiếp cận được chính sách an sinh xã hội, ổn định cuộc sống, trước hết cần tiếp tục nâng cao nhận thức, sự tôn trọng của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với NKT. Ðây chính là điều kiện thuận lợi để NKT ở Việt Nam vươn lên hòa nhập cộng đồng và tự quyết định cuộc sống, tương lai của chính mình. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách pháp luật về NKT cần tiếp tục được điều chỉnh và hoàn thiện để thực hiện tinh thần Hiến pháp và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT theo hướng tạo cơ hội bình đẳng và điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận, thụ hưởng các thành quả phát triển kinh tế - xã hội và tích cực đóng góp, khẳng định vị thế của NKT trong đời sống xã hội.

Một trong những ưu tiên là thúc đẩy xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT dựa vào cộng đồng một cách hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sự gia tăng NKT. Trong đó cần rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện pháp luật phù hợp Công ước và Chiến lược In-chơn bảo đảm thực thi hiệu quả quyền của NKT trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông và trợ giúp pháp lý. Ðồng thời, nghiên cứu xây dựng chương trình hành động quốc gia trợ giúp NKT hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030.

Trang Nhi

Tin cũ hơn
Xem thêm