HSBC hỗ trợ khách hàng vay vốn lắp điện mặt trời áp mái

Cập nhật: 16:58 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC) cho khách hàng vay vốn để lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái với lãi suất ưu đãi đặc biệt chỉ từ 11,99%.  

hsbc ho tro khach hang vay von lap dien mat troi ap mai

Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào tốt nhất hiện nay?

hsbc ho tro khach hang vay von lap dien mat troi ap mai

Cách thanh toán thẻ tín dụng HSBC như thế nào?

hsbc ho tro khach hang vay von lap dien mat troi ap mai

Ưu đãi thẻ tín dụng HSBC năm 2019 mới nhất

Cụ thể, ngân hàng HSBC VN vừa hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư GIC triển khai cho khách hàng hiện hữu của HSBC tại TP.HCM và Đà Nẵng vay vốn để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái.

Lãi suất khoản vay là 11,99% dành cho khách hàng Premier và 12,99% dành cho khách hàng cá nhân khác, thời hạn cho vay đến 60 tháng.

Ngoài ra, người vay còn được chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của GIC với mức giảm 14% cho khách hàng Premier và 12% cho khách hàng cá nhân khác.

Lãi suất này được HSBC cam kết giữ cố định trong suốt thời gian vay và điều kiện vay cũng vô cùng dễ dàng. Không chỉ vậy, nếu chọn vay tại HSBC thì khách hàng còn được hưởng chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của GIC với mức giảm 14% cho khách hàng Premier và 12% cho khách hàng cá nhân khác.

Về lý thuyết, mỗi gói vay đầu tư để lắp điện mặt trời thấp nhất cũng khoảng 70 - 80 triệu đồng - đây là số tiền khá lớn đối với nhiều hộ gia đình có thu nhập trung bình. Thế nhưng, nếu tính về lâu về dài thì lợi ích mang lại cho khoản đầu tư này khá cao.

Thí dụ, nếu một gia đình trung bình chi phí khoảng 2 triệu tiền điện mỗi tháng khi đầu tư 80 triệu đồng để lắp đặt điện mặt trời thì ngay lập tức, tháng tiếp theo gia đình đó sẽ tiết kiệm được 1 triệu đồng tiền điện. Và theo tính toán của ông Lê An Khang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty GIC thì trong khoảng 5 - 6 năm là người đầu tư có thể thu hồi vốn đầu tư nhờ số tiền điện dư ra bán lại cho EVN với giá 1.900 - 2.500 đồng/kWh.

hsbc ho tro khach hang vay von lap dien mat troi ap mai
HSBC cho vay lắp điện mặt trời áp mái. Ảnh minh họa

Có thể những con số được nêu ở trên là tính toán trên giấy của một số đơn vị kinh doanh điện, thế nhưng, mỗi người tiêu dùng có nhận thức được là việc sử dụng rộng rãi hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái ở các khu dân cư trong cả nước sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cho lưới điện quốc gia cũng như tạo ra những tác động tích cực đến môi trường và tăng khả năng hồi phục khí hậu. Với nhu cầu về điện dự kiến tăng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2031, Việt Nam cần phải sản xuất 60.000 Megawatt (MW) điện vào năm 2020, 96.500MW vào năm 2025 và 129.500MW vào năm 2030.

Để thực hiện được điều đó, Chính phủ đang tiến tới phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo đủ sản lượng điện và giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng thì giá điện chắc chắn là sẽ tăng theo thời gian. Như vậy, tự đầu tư cho mình một hình thức sử dụng điện mới cũng là cách để quản lý tài chính thông minh trong tương lai. Chưa kể, việc sử dụng điện năng lượng mặt trời cũng là một hình thức sử dụng năng lượng xanh, bước đầu để mỗi người có thể tận hưởng một cuộc sống xanh và thân thiện với môi trường.

Trước HSBC, một số ngân hàng đã cho vay cho các dự án điện mặt trời áp mái.

Chẳng hạn, HDBank cho vay với doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỉ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm.

Tài sản bảo đảm chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỉ đồng, dành cho tất cả khách hàng doanh nghiệp trên cả nước và được HDBank hỗ trợ đối tác liên kết chuyên lắp đặt, thi công, bảo trì, bảo hành hệ thống.

BIDV cũng đã phối hợp với CTCP đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) hỗ trợ cho các hộ gia đình (trong liên kết của SolarBK) vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái với thời hạn 12 - 36 tháng, lãi suất 10%/năm để đầu tư hệ thống sản xuất điện mặt trời.

Thời gian qua, với chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, rất nhiều dự án nguồn điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng.

Ưu điểm của điện mặt trời áp mái là giảm mạnh tiêu thụ điện lưới, đạt hiệu quả cao về kinh tế, thi công nhanh và không chiếm dụng đất mà sử dụng diện tích các mái nhà sẵn có, tiện dụng, giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình; giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn "xanh"...

Thực ra, với diễn biến hiện nay, rất nhiều chuyên gia tài chính khuyên người tiêu dùng nên chọn cách đầu tư “tự kiếm điện” để tiết kiệm chi phí. Và chính Nhà nước cũng đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người tiêu dùng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Đơn cử, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã chủ động triển khai Hướng dẫn về lắp đặt các công trình điện mặt trời nối lưới và Xây dựng yêu cầu kỹ thuật đấu nối vào lưới điện áp dụng trong quá trình thử nghiệm hệ thống điện mặt trời do EVN TP. HCM và khách hàng đầu tư. Từ hồi tháng 3/2019, Bộ Công thương đã ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu cho hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tổ chức rà soát, để hướng dẫn các tổng công ty triển khai. Sau khi có hướng dẫn của tập đoàn, tổng công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán điện mặt trời trên mái nhà đối với các công trình đã được lắp đặt tại TP.HCM.

Văn Khương

Tin cũ hơn
Xem thêm