Hiệu ứng FOMO và cách đánh bại FOMO trong đầu tư chứng khoán

Cập nhật: 10:14 | 15/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Bài viết này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO là gì trong đầu tư chứng khoán. Từ đó biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh việc rơi vào hiệu ứng tâm lý này giúp bạn thu được lợi nhuận tối ưu trong đầu tư.

Hiệu ứng FOMO

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out – Một trạng thái tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn lối bởi suy nghĩ “phải thực hiện ngay nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội”. Nó bắt nguồn từ cảm giác sợ hãi khi không nắm bắt được cơ hội hay bỏ lỡ một điều gì đó rất giá trị.

Trong chứng khoán, FOMO là cảm giác mà khi một cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian ngắn. Lúc đó, bạn có suy nghĩ rằng các nhà đầu tư khác đang kiếm lời rất tốt và điều đó thúc đẩy bạn mua thật nhiều cổ phiếu này. Hành động đó thể hiện bạn đang mắc phải hội chứng FOMO.

1218-fomo1

Lợi dụng cơ hội này, các Cá Mập bắt đầu đẩy giá cổ phiếu của mình tăng trong thời gian ngắn, khiến hàng loạt nhà đầu tư nhảy vào mua. Đó cũng là lúc Cá Mập “chốt lời” số cổ phiếu họ đang nắm giữ.

Đôi khi, hiệu ứng FOMO thể hiện ở việc bạn đưa ra các lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ quá sớm không theo kế hoạch đặt ra khiến bạn ân hận trong suốt thời gian dài.

Hiệu ứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người mới bắt đầu tới những nhà đầu tư lão luyện.

Nguyên nhân nhà đầu tư dễ mắc bẫy FOMO

Trong đầu tư, có 4 lý do chính khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO. Cụ thể là:

Thiếu hiểu biết về thị trường

Nguyên nhân thiếu hiểu biết về thị trường thường chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Họ chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu kiến thức về thị trường, về các mã cổ phiếu của các công ty,… Họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ ra quyết định theo cảm tính, theo số đông, bị hiệu ứng tâm lý này điều khiển chứ không dựa vào lý trí và chiến lược đầu tư.

Sợ mất cơ hội

Nguyên nhân dẫn đến FOMO còn do nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội thu được lợi nhuận lớn. Sự ám ảnh về lợi nhuận cao khiến nhà đầu tư có thể đi chệch hướng so với chiến lược đầu tư ban đầu. Điển hình như trường hợp nhà đầu tư tiếp tục giữ cổ phiếu và không có ý định bán ra khi đã đạt được mức lãi kỳ vọng. Kết quả là họ sẽ không trở tay kịp khi giá cổ phiếu tuột dốc đột ngột và mất cả gốc lẫn lời chỉ trong vài giây.

Tâm lý chạy theo số đông, không có chiến lược rõ ràng

Tâm lý chạy theo số đông xuất hiện chủ yếu ở những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tâm lý Fear of missing out xuất hiện khiến họ thường đưa ra các quyết định dựa theo những nhà đầu tư khác mà không có cho mình một chiến lược rõ ràng.

Nhà đầu tư quyết định mua hay bán hoàn toàn chỉ dựa trên diễn biến thị trường chứng khoán. Nếu giá cổ phiếu tăng một chút thì họ sẽ mua vào một chút. Nếu giá cổ phiếu tăng mạnh thì họ mua nhiều hơn. Họ sợ hãi, bắt đầu bán khi giá giảm và bán tháo khi thấy giá giảm mạnh.

Hiệu ứng FOMO và cách đánh bại FOMO trong đầu tư chứng khoán
Hình minh họa

Quá tham vọng

Tâm lý quá tham vọng, quá kỳ vọng vào lợi nhuận thu được khiến các nhà đầu tư không biết điểm dừng đúng lúc. Họ hi vọng rằng cổ phiếu đang tăng sẽ tiếp tục tăng liên tục. Tuy nhiên, hi vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Quá tham vọng khiến nhiều nhà đầu tư bị tâm lý chi phối.

Có thể nói thị trường chứng khoán là nơi khá khốc liệt và không dễ bị thao túng như chúng ta nghĩ. Vì vậy, với ý nghĩ chủ quan chỉ một giây mất cảnh giác mỗi nhà đầu tư có thể là con mồi cho thị trường xâu xé dẫn đến thua lỗ nặng nề bất cứ khi nào.

Giải quyết hiệu ứng FOMO như thế nào?

Để tránh bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO, bạn có thể áp dụng 4 cách đơn giản dưới đây:

Nghiên cứu kỹ thị trường

Sự thiếu hiểu biết về thị trường là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn bị FOMO điều khiển. Một khi đã nắm trong tay các kiến thức về thị trường, về các mã cổ phiếu, môi trường kinh tế – xã hội, tài chính, hiểu rõ về doanh nghiệp… là bạn gần như đã có đủ các dữ liệu để xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư hợp lý, tránh chạy theo số đông.

Học cách làm chủ cảm xúc

“Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Mỗi một quyết định cần có sự kết hợp giữa cả con tim và lý trí. Hãy biết cách giữ một cái đầu lạnh, đừng để cảm xúc bị tác động bởi những người khác.

Đứng trước mỗi một quyết định đầu tư, bạn hãy dành thời gian để xem xét và phân tích thị trường cũng như doanh nghiệp, đừng để cảm xúc lên ngôi và bị điều khiển bởi tâm lý FOMO.

Linh hoạt thay đổi chiến lược

Khi đã xây dựng được cho bản thân một chiến lược đầu tư, bạn cần nhớ rằng chiến lược không phải là một khuôn mẫu cứng nhắc. Chiến lược đầu tư luôn cần được thay đổi, điều chỉnh để thích ứng với các biến động từ thị trường.

Kịp thời cắt lỗ

Khi đầu tư chứng khoán, bạn cần tự thiết lập cho mình quy tắc cắt lỗ. Khi thấy giá cổ phiếu giảm, thị trường có dấu hiệu xấu đi, bạn nên tự tin vào chiến lược và sự hiểu biết về thị trường của mình để cắt lỗ đúng lúc, tránh thua lỗ nặng. Có rất nhiều cơ hội mở ra phía trước, kịp thời cắt lỗ sớm giúp bạn bảo toàn phần nào số vốn và đầu tư cho các mã cổ phiếu khác trong tương lai.

Cần làm gì để tránh hiệu ứng domino xảy ra với thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Tại tọa đàm: "Chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Gạn đục khơi trong" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức ...

Nhà đầu tư chứng khoán cần làm gì khi thị trường “lao dốc” liên tục?

Theo chuyên gia, trong khi cổ phiếu đang trong đà lao dốc, việc quan trọng nhất là tỉnh táo, bình tĩnh và phân tích kỹ ...

Xây dựng chiến lược tâm lý hiệu quả trong kinh doanh

Nghiên cứu về thị trường và khách hàng là một trong những bước vô cùng quan trong trong kinh doanh. Sự hiểu biết về thị ...

Đình Trọng