Hiệp định RCEP: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

Cập nhật: 08:31 | 23/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dù mang lại nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản trong việc mở thị trường song doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn khi thị trường nội địa mở cửa, khi cơ hội đan xen thách thức cho nông sản.

Tháng 11/2020, thị trường cà phê trong nước tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tăng

Dự báo giá tiêu có thể đạt 70.000 - 80.000 đồng/kg vào năm 2021?

Thị trường gạo tháng 11/2020 được dự báo ổn định dần về cuối năm

Để vừa khai thác tốt hiệp định thương mại (FTA) này lại vừa không bị thất thế trên sân nhà, nhiều doanh nghiệp nông sản đang đề ra những bước đi chiến lược, cụ thể hơn trong năm 2021.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam cho biết, RCEP sẽ mở ra những cơ hội lớn cho ngành nông sản trong tương lai.

5546-nongsanviet
Hiệp định RCEP: Thị trường nội địa mở cửa, cơ hội đan xen thách thức cho nông sản Việt

Đơn cử như tại thị trường Trung Quốc hiện chỉ nhập khẩu 9 loại nông sản, trong khi năng lực của chúng ta đang xuất khẩu tới 26 loại nông sản ra thế giới. Do đó, hiệp hội hy vọng hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các loại nông sản khác như sầu riêng, chanh leo… có cơ hội nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Điểm mặt trong đó như MINA, Công ty Thanh long Minh Phát, Công ty CP Vinamit… khẳng định, khi hiệp định này được thực thi theo lộ trình thuế quan sẽ giảm dần là điều hết sức thuận lợi cho họ.

Dù có nhiều thuận lợi song theo chia sẻ từ các doanh nghiệp (DN) trong ngành này, khi RCEP thực thi chắc chắn các mặt hàng nông sản từ các nước trong hiệp định sẽ ồ ạt nhập vào Việt Nam với số lượng lớn. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay chính tại thị trường nội địa. "Khi mở cửa thị trường đồng nghĩa có rất nhiều luồng hàng hóa vào Việt Nam, tạo cạnh tranh về giá mạnh hơn và DN sẽ phải có chiến lược giá phù hợp để cạnh tranh lại".

Bên cạnh đó, nhiều năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đến hiện tại vẫn làm theo cách truyền thống. Phương pháp hữu cơ, sinh học chưa được nhiều nông dân áp dụng vì chi phí đầu tư lớn. Từ đó, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, DN trong ngành cần phải thay đổi cách thức sản xuất. Phải làm sao chuyển đổi sang các tiêu chuẩn sản xuất cao hơn như Global GAP.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm