HCMCC và Công ty con của Kinh Bắc “đấu nhau” tại dự án khu dân cư 250 tỷ đồng ở Bắc Giang

Cập nhật: 19:50 | 18/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang công bố biên bản mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh (thuộc quy hoạch chi tiết khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Bắc Giang).

Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Công ty con của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – Công ty CP (HOSE: KBC) và Công ty CP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC, UPCoM: HMS) là hai nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án trên.

Dự án có diện tích khoảng gần 3ha. Thời gian sử dụng lên tới 50 năm kể từ ngày chấp thuận nhà đầu tư. Ước tính chi phí thực hiện sơ bộ khoảng 244 tỷ đồng cùng 6 tỷ đồng chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Trong đó, dự án sẽ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích khoảng 2ha; gồm công trình giao thông, san nền, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng công cộng, thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải...; đầu tư xây dựng đường giao thông rộng 41m, dài 220m.

Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 36 tháng (kể từ ngày nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận) để hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng công trình, hoàn công và nghiệm thu. Trong đó, thời gian hoàn thành thủ tục đất đai 12 tháng, 24 tháng còn lại dùng để hoàn thành thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, thi công xây thô công trình nhà ở liền kề.

HCMCC và Công ty con của Kinh Bắc “đấu nhau” tại dự án khu dân cư 250 tỷ đồng ở Bắc Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang công bố biên bản mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh. Ảnh minh hoạ

Nguồn lực của 2 nhà thầu ra sao?

Điểm qua nguồn lực của 2 nhà thầu, đầu tiên phải kể đến Công ty CP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC) - một doanh nghiệp xây dựng có cổ phiếu đang giao dịch trên sàn UPCOM với mã chứng khoán HMS.

Theo tìm hiểu, tiền thân của HCMCC là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu là Công trường xây dựng 75808, được thành lập năm 1975. Đến năm 1977, Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây dựng. Năm 1985, Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và năm 1993 đổi tên thành Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Sau một thời gian dài trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, năm 2005 Công ty được thực hiện cổ phần hóa.

HCMCC có địa chỉ tại 381 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, thay đổi lần thứ 14 vào ngày 13/3/2024 vừa qua, vốn điều lệ của công ty là 109,19 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Phạm Minh Đức (SN 1976), chức danh Chủ tịch HĐQT.

Về cơ cấu cổ đông, tính đến cuối năm 2023, Công ty có có 3 cổ đông lớn là Phạm Minh Đức (21,15%), Nguyễn Văn Hiền (7,23%) và Nguyễn Minh Hải (4,81%).

Được biết, ngoài gói thầu nêu trên, HCMCC còn đóng vai trò nhà thầu độc lập và thành viên liên danh, còn góp mặt tại 3 gói thầu khác với tổng giá trúng thầu 385,6 tỷ đồng. Trong đó, Gói thầu XL và TB: Thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị, thuộc Dự án Cải tạo đơn nguyên 1 nhà B2, hành lang cầu nối nhà A2 và nhà B2 Trường Đại học Y Hà Nội có quy mô lớn nhất. HCMCC liên danh cùng Công ty CP Tổng công ty An Hà HANAGASHI - Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh năng lượng trúng thầu với giá hơn 160,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 0,6%.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn đóng vài trò liên danh 6 công ty trúng gói thầu XD-TB 01̸2022/CTCH thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Trung ương Cần Thơ

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo kiểm toán gần nhất mà HCMCC công bố, kết thúc năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 912,1 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2021. Giá vốn bán hàng tăng 33% dẫn đến lợi nhuận gộp đạt 78,6 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, chi phí tài chính ở mức 5,4 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 49,1 tỷ đồng, tăng 1,3 lần; chi phí bán hàng ở mức 524,8 triệu đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, HCMCC ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 93,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 83,1 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2021.

Năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu 933 tỷ đồng doanh thu và 60,67 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành 97,7% kế hoach doanh thu và vượt kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, tại báo cáo này, Kiểm toán và Tư vấn UHY đã đưa ra cơ sở của ý kiến ngoài trừ là: Tại thời điểm 31/12/2022 Công ty chưa tiến hành đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn không có tài sản đảm bảo với giá trị 30 tỷ đồng. Các thủ tục kiểm toán thay thế không thực hiện. Theo đó kiểm toán không đưa ý kiến về các khoản vay chưa được đối chiếu này cũng như ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HCMCC đang ở mức 1.327 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó chiếum chủ yếu là tài sản ngắn hạn ở mức 1.171 tỷ đồng, tăng 14 so với hồi đầu năm.

Hàng tồn kho ở mức 388, 5 tỷ đồng, hỉam nhẹ so với hồi đầu năm, chiếm chủ yếu là chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang 387,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vay và nợ thuê tài chính ở mức 242,6 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm chỉ tiêu này chỉ đạt 48,5 tỷ đồng chủ yếu là vay các Ngân hàng.

HCMCC và Công ty con của Kinh Bắc “đấu nhau” tại dự án khu dân cư 250 tỷ đồng ở Bắc Giang
Vay và nợ thuê tài chính ở mức 242,6 tỷ đồng

Về phía nhà thầu còn lại - Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên là thành viên của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp thành lập vào tháng 2/2021, có trụ sở đặt tại 537 đường Nguyễn Văn Linh, phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Vốn điều lệ của công ty là 1.800 tỷ đồng. Trong đó, Kinh Bắc 1.080 tỷ đồng, tương ứng góp 60% vốn, công ty con của Kinh Bắc là Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn Hải Phòng góp 10% vốn, tương ứng với 180 tỷ đồng.

Đến tháng 5/2021, HĐQT KBC đã thông qua việc vay vốn Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên số tiền 1.080 tỷ đồng, được đảm bảo bằng tín chấp. Khoản vay giải ngân nhiều lần tương ứng với từng hợp đồng vay vốn cụ thể.

Thời hạn khoản vay tối đa hai năm, có thể được tất toán trước hạn, đúng hạn hoặc gia hạn bằng văn bản. Lãi suất cho vay theo thoả thuận từng hợp đồng vay, tiền lãi thanh toán một lần khi hoàn tất các khoản vay.

Kinh Bắc cho biết, số tiền vay vốn được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tiền 1.080 tỷ đồng vay vốn lần này bằng vốn góp của Kinh Bắc tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên.

Viettel Construction (CTR) ước doanh thu hơn 1.700 tỷ trong 2 tháng đầu năm

Luỹ kế 2 tháng đầu năm, Viettel Construction ước đạt 1.703 tỷ đồng doanh thu và 94,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt ...

Tập đoàn PC1 công bố trúng 10 gói thầu xây lắp thuộc các dự án đường dây 500kV mạch 3

Tập đoàn PC1 vừa được công bố trúng loạt 13 gói thầu xây lắp công trình điện, bao gồm 10 gói thầu thuộc các dự ...

Trúng thầu 1.300 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, FECON kỳ vọng "xóa nhòa" khoản lỗ

Trong 10 năm kinh doanh của FECON, duy nhất năm 2023 doanh nghiệp này thua lỗ, ghi nhận con số âm 43 tỷ đồng.

Tiểu Vy