Hạ tầng giao thông đòn bẩy cho bất động sản phía Đông TP.HCM

Cập nhật: 09:27 | 12/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Khi thị trường bất động sản (BĐS) khu trung tâm TP.HCM gặp khó khăn về nguồn cung mới, mặt bằng giá cao thì BĐS các khu vực lân cận lại được hưởng lợi. Trong đó, phía Đông TP.HCM trở thành vùng đất tiềm năng khi có hàng loạt dự án giao thông trọng điểm sắp xây dựng.

Theo Savills Việt Nam, có khoảng 47 dự án nhà ở tương lai với tổng quy mô 4.850ha tại Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và nằm trong chuỗi đô thị mới, xung quanh bán kính 20km bao quanh sân bay Long Thành, tạo nên một "thành phố sân bay" sầm uất trong tương lai không xa.

Tiềm năng phát triển đô thị nơi đây ngày càng rõ nét khi hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm bước vào giai đoạn xây dựng, thị trường BĐS phía Đông TP.HCM nhộn nhịp hẳn lên, đang làm thay đổi bộ mặt đô thị nơi này. Không chỉ đất nền, khu vực này bắt đầu xuất hiện cả biệt thự, nhà phố sinh thái đáp ứng nhu cầu của cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực, bên cạnh hàng loạt dự án BĐS đang ăn theo sự phát triển của hạ tầng giao thông tại đây.

2308-gthong
Ảnh minh họa

Quy hoạch giao thông tại Đồng Nai có tới 5 tuyến cao tốc chạy qua để liên kết vùng Đông Nam Bộ như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương. Ngoài ra còn có đường vành đai 3 (điểm đầu ở cao tốc Bến Lức - Long Thành, và điểm cuối giao với cao tốc TP HCM - Trung Lương có tổng chiều dài gần 90 km) và vành đai 4 (điểm đầu ở cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và kết nối với điểm cuối ở khu vực cảng Hiệp Phước, TP.HCM).

Tuy nhiên, mới chỉ có tuyến TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là đã đi vào hoạt động nhưng hiện đã quá tải, lượng xe đã gấp đôi lưu lượng thiết kế hiện tại. Chính quyền địa phương đã đề xuất mở rộng cao tốc này trong giai đoạn tới. Còn lại, hầu hết đang xây dựng dở dang, chậm tiến độ hoặc vẫn còn trên giấy, chưa theo kịp sự phát triển năng động của các cụm cảng, khu công nghiệp, dự án nhà ở thương mại…

Để sớm đưa các dự án trọng điểm này vào giai đoạn triển khai xây dựng, đảm bảo tiến độ đề ra nhằm tăng kết nối liên vùng, đặc biệt là kết nối với sân bay Long Thành khi mà công trình trọng điểm quốc gia này đang được Trung ương cũng như địa phương rốt ráo thực hiện để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng khởi công xây dựng vào tháng 10 tới.

Với cao tốc Bến Lức – Long Thành, Thủ tướng cũng vừa quyết định điều chỉnh gia hạn thời gian hoàn thành đến ngày 31/12/2023.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ hỗ trợ 5.000 tỷ đồng phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh, để dự án sớm được triển khai xây dựng.

Ngoài ra, mới đây TP.HCM cũng đã đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 - 12 làn xe trong những năm tới, tổng kinh phí để thực hiện vào khoảng 9.800 tỷ, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông, kết nối vùng TP.HCM và đồng bộ với kế hoạch đầu tư sân bay Long Thành. Kết nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng vừa được chuyển sang hình thức đầu tư công, dự kiến khởi công vào tháng 8/2020.

Đề xuất thanh toán cho dự án BT bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có đề xuất gửi Thủ tướng, UBND TP.HCM về một số cơ chế chính sách để khởi ...

Bất động sản phía Đông Hà Nội và cú hích hạ tầng giao thông

Khi quỹ đất ở trung tâm ngày càng hạn hẹp đã tạo điều kiện để thị trường bất động sản dịch chuyển sang khu vực ...

Bất động sản Đồng Nai nhận cú hích từ hạ tầng giao thông

Đồng Nai được ví như là "bản lề chiến lược" giữa các tỉnh trong khu vực, là cửa ngõ phía đông TP.HCM nối Nam Trung ...

Đại Dương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm