Go-Food chính thức có mặt tại Hà Nội, bùng nổ cuộc chiến giao đồ ăn

Cập nhật: 17:43 | 10/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dù cả hai mới là tân binh trên thị trường tuy nhiên Grab và Go Viet đang cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến.  

go food chinh thuc co mat tai ha noi bung no cuoc chien giao do an Be chính thức hoạt động, khẳng định không cạnh tranh bằng giá rẻ
go food chinh thuc co mat tai ha noi bung no cuoc chien giao do an Tân binh GoViet "đại chiến" gã khổng lồ Grab: Khách hàng nên cẩn trọng

Ngày 09/01 vừa qua, Go-Food chính thức có mặt Hà Nội với chương trình đảm bảo thu nhập tối thiểu từ thứ Hai đến Chủ nhật 35.000 đồng/đơn hàng trong khung giờ 12:00 đến 14:00 và 17h00 đến 20h00, các khung giờ khác thu nhập tối thiểu tài xế được hỗ trợ 25.000 đồng/đơn hàng.

Đáng chú ý, giá cước hai km đầu tiên là 10.000 đồng, từ km thứ ba trở đi sẽ có giá 3.000 đồng/km và phụ phí của Go-Food dành cho khách hàng 10.000 đồng/chuyến.

Cũng giống như chương trình tại TP HCM, điểm thưởng Go-Food sẽ được cộng chung với điểm thưởng của Go-Bike và Go-Send, từ thứ hai đến chủ nhật trong khung giờ 12h00 đến 14h00 và tù 17h00 đến 20h00, tài xế sẽ được 2,5 điểm thường, ngoài ra các khung giờ còn lại sẽ được tăng 1,5 điểm.

go food chinh thuc co mat tai ha noi bung no cuoc chien giao do an
Hình minh họa.

Giao nhận đồ ăn tại Việt Nam đang dần trở thành một miếng bánh béo bở với cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Theo một báo cáo của Euromonitor, lĩnh vực này ở Việt Nam có giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay và dự báo đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020.

Sở hữu tiềm lực tài chính, nền tảng công nghệ tốt nhưng cả Grab và Go Viet vẫn sẽ phải gặp nhiều khó khăn gia nhập thị trường muộn hơn các đối thủ khác. Delivery Now của Foody, Vietnammm, Lala là những dịch vụ giao đồ ăn đã được nhiều khách hàng biết đến. Xét về thực đơn, Delivery Now hiện phong phú hơn Grab, Go Viet khi sở hữu mạng lưới đối tác dày đặc, từ quán vỉa hè đến nhà hàng lớn. Đơn vị này cũng đều đặn tung khuyến mại nhiều món ăn mỗi ngày. Đồng thời, thị trường này mới đây cũng đón thêm các tân binh cũng giàu tham vọng như Lalamove.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc đua giành thị phần giao nhận đồ ăn của Go Viet - Grab hiện nay nhiều khả năng giống cuộc đua đốt tiền như Grab - Uber khi mới vào thị trường Việt Nam. Cả Grab và Go Viet đều chung tham vọng trở thành siêu ứng dụng, trong đó giao đồ ăn là một con bài không thể thiếu. Ngoài việc thu hút người dùng bằng ưu đãi, quảng cáo, hai hãng cũng đang phải chi nhiều tiền cho các chính sách thưởng để kích thích tài xế đi giao đồ ăn và mở rộng mạng lưới đối tác hàng quán.

GrabFood, Go Food cũng có những hạn chế nhất định. Hiện khá nhiều món ăn trong danh mục của họ không hợp tác trực tiếp với đơn vị chế biến. Đơn thuần, tài xế chỉ là người đến quán để mua hộ theo yêu cầu khách hàng. Do đó, không phải tài xế nào cũng hào hứng với việc mua hộ đồ ăn vì phải mất thời gian chờ đợi, chi tiền trước và có thể phải chịu rủi ro khi người dùng không nhận món.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đua nóng lên, khách hàng sẽ ngày càng được hưởng thêm nhiều lợi ích, có thêm nhiều lựa chọn khi các hãng cùng đua khuyến mại, cải thiện chất lượng dịch vụ...

Minh Dương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm