Giao dịch cổ phiếu ngân hàng tuần qua như thế nào?

Cập nhật: 12:30 | 18/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Kết thúc tuần tuần giao dịch vừa qua (11/11 - 15/11), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết đạt 934.470 tỉ đồng, giảm 12.778 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 8/11), tương ứng với mức giảm 1,3%.

giao dich co phieu ngan hang tuan qua nhu the nao

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang là “đích đến” của nhà đầu tư?

giao dich co phieu ngan hang tuan qua nhu the nao

Cổ phiếu ngân hàng có thực sự hưởng lợi khi NHNN hạ lãi suất điều hành?

giao dich co phieu ngan hang tuan qua nhu the nao

ACB muốn bán thêm 2.600 tỉ đồng trái phiếu, MBBank dự kiến sẽ phát hành 169 triệu cổ phiếu

Trong tuần từ ngày 11/11 đến 15/11, giá trị vốn hóa 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết giảm 1,3%, đạt 934.470 tỉ đồng. Trong đó, Vietcombank tiếp tục là nhà băng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 332.686 tỉ đồng, chiếm gần 36% tổng vốn hóa ngành ngân hàng và gấp 2,4 lần ngân hàng xếp thứ hai là BIDV (vốn hóa 143.586 tỉ đồng).

Ngược lại, NCB, Kienlongbank và VietBank vẫn là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 2.739 tỉ đồng, 3.237 tỉ đồng và 6.285 tỉ đồng.

Trong tuần qua, có tới 13/18 cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Ở chiều ngược lại, chỉ có 3 cổ phiếu ngân hàng tăng giá với LPB tăng mạnh nhất (5,2%); hai cổ phiếu tăng giá còn lại là EIB (tăng 2,4%) và BID (tăng 1,7%). Hai mã đứng giá trong tuần gồm có BAB và NVB.

Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng hơn 218,5 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị đạt 4.737 tỉ đồng, tăng 9% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, CTG là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với hơn 77,7 triệu đơn vị được trao tay, chiếm gần 36% tổng khối lượng giao dịch trong tuần của toàn nhóm ngành ngân hàng, với giá trị đạt hơn 1.680 tỉ đồng.

giao dich co phieu ngan hang tuan qua nhu the nao
Ảnh minh họa

Thanh khoản CTG tăng đột biến trong phiên ngày 13/11 với 66,2 triệu cổ phiếu được trao tay với giá trị 1.427 tỉ đồng; trong đó, phần lớn giao dịch thuộc về nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể trong ngày 13/11, khối ngoại đã mua vào gần 29 triệu cổ phiếu CTG, giá trị đạt hơn 622 tỉ đồng. Trong khi khối này cũng bán ra hơn 57 triệu cổ phiếu, giá trị 1.234 tỉ đồng. Tựu trung lại, phiên giao dịch 13/11, khối ngoại đã bán ròng gần 28,5 triệu cp CTG, tương ứng với giá trị bán ròng gần 612 tỉ đồng.

Đáng chú ý, gần như 100% số cổ phiếu CTG được khối ngoại giao dịch trong ngày 13/11 đều được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Xếp tiếp sau CTG về thanh khoản trong tuần qua lần lượt là MBB với hơn 37,7 triệu cp, VPB (15,6 triệu cp), SHB (14,1 triệu cp), TCB (11,9 triệu cp), HDB (11,2 triệu cp), STB (11 triệu cp) và ACB (10,9 triệu cp)…

Ở chiều ngược lại, VBB, BAB và KLB tiếp tục là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất, lần lượt ở mức 121.000 cp, 15.900 cp và 6.800 cp.

Tuần qua có hơn 143 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 3.193 tỉ đồng, chiếm 66% về khối lượng và 67% về giá trị. Hơn 75 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 1.544 tỉ đồng.

Các mã có lượng giao dịch khớp lệnh lớn trong tuần gồm MBB với hơn 35,9 triệu cp, CTG với hơn 20,2 triệu cp, TCB với 11,5 triệu cp, SHB với 11,3 triệu cp, HDB với 11,1 triệu cp, ACB với 10,8 triệu cp và STB với 10,4 triệu cp.

Mặt khác, giao dịch thỏa thuận tại cổ phiếu CTG diễn ra "nhộn nhịp" trong tuần với gần 57,4 triệu cp được trao tay, chiếm 76% tổng lượng cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo hình thức thỏa thuận trong tuần.

Bên cạnh CTG, một số mã cổ phiếu khác cũng có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn như VPB (6,3 triệu cp); NVB (3,9 triệu cp) và SHB (2,8 triệu cp) …

Kết thúc tuần tuần giao dịch tuần trước đó (ngày 4/11 - 8/11), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên các sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM đạt 947.248 tỉ đồng, tăng 22.900 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 1/11), tương ứng với mức tăng 2,5%.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là nhà băng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 339.362 tỉ đồng, chiếm gần 36% tổng vốn hóa ngành ngân hàng. Ngược lại, NCB, Kienlongbank và VietBank vẫn là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất lần lượt ở mức 2.739 tỉ đồng, 3.269 tỉ đồng và 6.327 tỉ đồng.

Trong tuần, có tới 13/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong đó, EIB là cổ phiếu tăng mạnh nhất (tăng 11,5%).

Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần với NVB giảm 1,1% và STB giảm 0,5%. Ba mã đứng giá trong tuần gồm có VBB, CTG và KLB.

Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng hơn 200 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị đạt 4.362 tỉ đồng, giảm 20% về khối lượng và giảm 15% về giá trị so với tuần trước. Trong đó, MBB là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 35,9 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng với giá trị gần 844 tỉ đồng.

Thanh khoản MBB tăng mạnh trong bối cảnh ngày 8/11, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết MBBank có kế hoạch huy động khoảng 240 triệu USD từ việc bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua một đợt phát hành riêng lẻ vào cuối tháng 11.

Xếp tiếp sau MBB về thanh khoản lần lượt là TCB với gần 24,4 triệu cp, STB (22,7 triệu cp), VPB (22,2 triệu cp), CTG (17,2 triệu cp), SHB (16,8 triệu cp), ACB (16,1 triệu cp) và HDB (12,2 triệu cp)…

Trong khi đó, VBB, BAB và KLB là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất, lần lượt ở mức 193.000 cp, 16.600 cp và 0 cp.

Thu Hoài