Giá xăng dầu hôm nay 5/7/2022: Điều chỉnh giảm nhẹ

Cập nhật: 06:21 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 5/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nhẹ khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh lạm phát tại nhiều quốc gia liên tục leo đỉnh, qua đó tạo áp lực lớn lên khả năng tiêu dùng của người dân.

Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2022: Một tuần đầy biến động mạnh

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Nga giảm sâu sản lượng: Giá dầu có thể vọt lên 380 USD/thùng?

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 108,25 USD/thùng, giảm 0,14 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 111,63 USD/thùng, giảm 0,20 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu có xu hướng giảm nhẹ khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh lạm phát tại nhiều quốc gia liên tục leo đỉnh, qua đó tạo áp lực lớn lên khả năng tiêu dùng của người dân.

Ở diễn biến mới nhất, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 đã cho biết mức giá trần mà G7 dự kiến áp đặt với dầu thô Nga sẽ chỉ tương đương với 50% mức giá mua hiện tại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, trong một phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra vào cuối tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng một cơ chế sẽ được thiết kế để dầu của Nga "sẽ không và không thể được mua với giá cao hơn" mức giá trần.

Giá dầu hôm nay giảm nhẹ còn do thị trường ghi nhận thông tin dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng cũng như sự gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và dự báo về năng lực sản xuất đã đến tới 2 của 2 nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Ả Rập Xê-út và UAE.

Bên cạnh đó, những bất ổn đã diễn ra ở Ecuador và Libya có thể khiến nguồn cung dầu bị thắt chặt hơn cũng giúp giá dầu ngày 4/7 không giảm mạnh.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 1/7, Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính quyết định, thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít và dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 800 đồng/kg và không trích lập Quỹ BOG đối với xăng RON95 và dầu diesel (như kỳ trước). Đồng thời, không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 30.891 đồng/lít (giảm 411 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.872 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 32.763 đồng/lít (giảm 110 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 29.615 đồng/lít (giảm 404 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 28.353 đồng/lít (giảm 432 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 19.722 đồng/kg (giảm 1.013 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Như vậy, sau 7 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tăng mạnh liên tiếp, hôm nay là lần liên tiếp giá xăng dầu thông dụng được điều chỉnh giảm nhẹ. Nhưng với những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới, việc giá xăng dầu có thể giảm liên tiếp trong thời gian tới rất khó xảy ra. Nguy cơ giá xăng dầu tiếp tục giữ mức giá cao từ nay đến cuối năm đang tạo áp lực rất lớn đối với việc kiểm soát lạm phát và đời sống người dân khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng cao.

Tổng cục Thống kê cũng vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của CPI tháng 6 được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 2016-2022.

Theo cơ quan này, giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 6 tăng.

Dự báo giá dầu: Brent 140 USD/thùng trong tháng 7

Giá dầu thế giới mở cửa tuần giao dịch có những phiên tăng tăng trưởng khá mạnh mẽ, có thời điểm vượt 116 USD/thùng (+3,5%), tuy nhiên, thị trường hàng hóa, chứng khoán thế giới vẫn chưa thể thoát khỏi lo ngại thắt chặt chính sách tiền tệ như tăng LSCB, và nguy cơ kinh tế Mỹ/EU rơi vào suy thoái. Chỉ số chứng khoán S&P 500 mất 20,6% trong 6 tháng đầu năm 2022 – kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 1970, Dow Jones – giảm 15,3% (1962), chỉ số giá kim loại cơ bản sụt giảm gần 25% (2008), trong khi Brent tăng hơn 40%.

Nhìn chung, giá dầu thế giới vẫn đang được hỗ trợ tích cực bởi nguồn cung hạn chế, khả năng gia tăng công suất khai thác chỉ còn lại tại một số nhà sản xuất lớn như KSA, UAE, Mỹ, LB Nga và Canada, nhưng trong ngắn hạn, ngay cả KSA và UAE cũng đang cạn kiệt. Ngoài ra, những bất ổn chính trị kéo dài tại Libya không cho phép quốc gia này duy trì sản xuất ổn định, chưa nói đến đầu tư phát triển, các thành viên OPEC còn lại như Iraq, Nigeria, Angola đều đang gặp vấn đề trong duy trì sản lượng.

Việc Phương Tây trừng phạt công nghệ/kỹ thuật/thiết bị lĩnh vực dầu khí LB Nga càng làm trầm trọng thêm khả năng gia tăng nguồn cung dài hạn. Ngân hàng JPMorgan cảnh báo giá dầu thế giới có thể bật tăng ngoài sự tưởng tượng lên 190-380 USD/thùng trong trường hợp LB Nga quyết định cắt giảm khai thác 3-5 triệu bpd, đáp trả các biện pháp trừng phạt của Phương Tây (cấm vận XNK, áp giá trần giao dịch).

Những yếu tố trên kết hợp cùng bất ổn an ninh khu vực (Ecuador, Peru) và dự trữ dầu mỏ OECD/Mỹ liên tục sụt giảm đang hiện thực hóa dự báo Goldman Sachs về giá dầu Brent 140 USD/thùng trong tháng 7 này.

Theo nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 107 - 121 USD/thùng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy