Nga giảm sâu sản lượng: Giá dầu có thể vọt lên 380 USD/thùng?

Cập nhật: 09:04 | 04/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Bloomberg dẫn cảnh báo của các nhà phân tích JPMorgan cho rằng giá dầu toàn cầu có thể vọt lên mức 380 USD/thùng nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu khiến Nga cắt giảm sản lượng để trả đũa.

Giá xăng dầu hôm nay 3/7/2022: Dầu thô vọt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2022: Một tuần đầy biến động mạnh

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Nhóm G7 đang tạo ra một cơ chế phức tạp để hạn chế giá trần dầu thô của Nga trong nỗ lực nhằm siết chặt nguồn thu cho cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng theo nhóm phân tích của JPMorgan, với vị thế tài chính vững chắc của Moscow, quốc gia này có đủ khả năng để cắt giảm sản lượng khoảng 5 triệu thùng/ngày mà không gây tổn hại quá mức cho nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thế giới, điều này lại có thể sẽ rất thảm khốc. Các nhà phân tích của JPMorgan cho rằng, nếu Nga cắt giảm 3 triệu thùng/ngày, giá dầu tại thị trường London có thể bị đẩy lên mức 190 USD/thùng, và trong kịch bản tồi tệ nhất là cắt giảm 5 triệu thùng/ngày thì giá dầu có thể "vọt" lên mức "ngất ngưởng" 380 USD/thùng.

"Rủi ro rõ ràng và có thể xảy ra nhất đối với việc hạn chế giá trần là Nga có thể chọn cách không tham gia và trả đũa bằng cách hạn chế xuất khẩu", các nhà phân tích cho biết.

Theo các nhà phân tích của JPMorgan, có khả năng chính phủ của ông Putin sẽ trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng như một biện pháp trừng phạt đau đớn đối với phương Tây. Hiện nay, sự thắt chặt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở phía Nga.

Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại

Đề cập đến một thông cáo chung được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào cuối tháng trước, ông Kishida cho biết trong một bài phát biểu tại Tokyo rằng một cơ chế sẽ được thiết kế để dầu của Nga "sẽ không và không thể được mua với giá cao hơn" mức giá trần.

Thông cáo cho biết, kế hoạch giới hạn giá dầu có thể bao gồm các tùy chọn như chỉ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu khi dầu được mua với giá bằng hoặc thấp hơn một mức cụ thể.

Việc hạn chế giá dầu được cho là sẽ làm trầm trọng thêm các lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga, vì nước này được cho là đang thu lợi từ môi trường giá năng lượng cao, xuất phát từ những lo ngại về nguồn cung do căng thẳng địa chính trị.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở miền Nam nước Đức giữa các nhà lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng lạm phát và thiếu hụt năng lượng và lương thực gia tăng.

Thủ tướng Kishida lưu ý rằng căng thẳng Nga - Ukraine là nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt, đồng thời cho biết ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo khác tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 cùng hợp tác để đối phó với môi trường chi phí tăng cao.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh