Giá xăng dầu hôm nay 19/6/2022: Lao dốc mạnh

Cập nhật: 08:34 | 19/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 8h ngày 19/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới giảm mạnh khi thị trường dầu thô lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu thực hiện kế hoạch tăng lãi suất, trong đó đáng kể nhất phải là quyết định tăng mạnh lãi suất 0,75 điểm phần trăm của Fed.

Bộ Công Thương đề xuất nâng mức dự trữ xăng dầu lên gấp 4 lần

Chuyên gia RMIT "mách nước" cho cơ quan quản lý và người dân ứng phó với giá xăng tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay 18/6/2022: Giảm mạnh

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 108,55 USD/thùng, giảm 6,37 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 113,56 USD/thùng, giảm 6,25 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu giảm mạnh khi thị trường dầu thô lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu thực hiện kế hoạch tăng lãi suất, trong đó đáng kể nhất phải là quyết định tăng mạnh lãi suất 0,75 điểm phần trăm của Fed.

3249-giaxang1
Ảnh minh họa

Theo giới chuyên gia, việc tăng lãi suất chưa chắc có thể “hạ nhiệt” được lạm phát nhưng chắc chắn nó sẽ tác động rất mạnh đến mặt bằng giá cả hàng hoá, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Thực tế là trong phát biểu sau cuộc họp chính sách ngày 15/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã thực hiện lạm phát đang khó kiểm soát hơn.

Trước đó, trái với kỳ vọng, lạm phát của Mỹ đã nhảy vọt lên mức 8,6% vào tháng 5/2022, bất chấp Fed đã có động thái tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm.

Áp lực tăng trưởng gia tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn sẽ làm giảm các nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do thị trường ghi nhận thông tin Mỹ thông báo trừng phạt một số công ty của Trung Quốc và UAE cùng với một mạng lưới công ty của Iran đã giúp xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu của Iran.

Ngoài ra, đồng USD tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Tại thị trường trong nước, theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5RON92 tăng thêm 880 đồng/lít, từ mức 30.230 đồng/lít lên mức 31.110 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 800 đồng/lít, từ mức 31.570 đồng/lít lên mức 32.270 đồng/lít.

Dầu diesel tăng 2.630 đồng/lít, từ mức giá hiện nay 26.390 đồng/lít lên mức 29.020 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 2.490 đồng/lít, từ mức 25.340 đồng/lít tăng lên mức 27.830 đồng/lít. Dầu mazut giảm 550 đồng/ký, từ mức 20.900 đồng/ký xuống còn 20.350 đồng/ký.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 882 đồng/lít

31.117 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 797 đồng/lít

32.375 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 2.626 đồng/lít

29.020 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 2.493 đồng/lít

27.839 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 544 đồng/kg

20.357 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 13/6.

Trong lần điều chỉnh này, cơ quan điều hành dừng trích lập quỹ bình ổn với nhiều mặt hàng, chỉ trừ dầu mazut, còn lại đều "xả quỹ" như trước, với 100 đồng/lít với xăng E5RON92 và 200 đồng/lít với xăng RON95, 400 đồng/lít với dầu diesel và 300 đồng/lít với dầu hỏa.

Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014. Giá xăng liên tục tăng trong 6 kỳ điều hành gần đây. Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

Nga đang thúc đẩy sản lượng dầu

Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin nói rằng, nước này hiện đang ghi nhận ​​sự gia tăng đáng kể sản lượng của mình trong tháng này so với tháng 5, tăng khoảng 600.000 thùng/ngày.

Ông Novak nói: "Tôi nghĩ có những lý do để tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 7. Trên thực tế, chúng tôi hiện đã gần khôi phục sản xuất về mức của tháng 2".

Trong tháng 6, Nga có kế hoạch tăng cường lọc dầu trong nước. Điều này sẽ khiến xuất khẩu dầu của Nga giảm nhẹ.

Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tác động lên sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga, bất chấp việc Nga đang bán lượng dầu thô kỷ lục cho Ấn Độ trong thời gian gần đây.

Nga đang tăng cường xuất khẩu dầu sang Ấn Độ và Trung Quốc, song giới quan sát hoài nghi thị trường châu Á có thể hấp thụ hết 4 triệu thùng dầu mỗi ngày mà Nga đã xuất sang châu Âu trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.

Được biết, Nga đã khai thác thấp hơn gần 1,3 triệu thùng/ngày so với sản lượng mục tiêu vào tháng 5, theo một tài liệu của OPEC+.

Trong ngắn hạn, sản lượng dầu của Nga dự kiến ​​sẽ giảm 18%, từ 11,3 triệu thùng/ngày trong quý I năm 2022 xuống còn 9,3 triệu thùng/ngày vào quý cuối cùng của năm 2023 do lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô và sản phẩm tinh chế, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên