Giá vàng hôm nay 28/6/2021: Có triển vọng trong ngày mới?

Cập nhật: 06:17 | 28/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng hôm nay đi lên khi nhà đầu tư giảm bớt đồn đoán về việc Fed sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. Giá vàng tăng khoảng 0,8%, ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong bốn tuần.

Giá vàng hôm nay 27/6/2021: Một tuần tăng giá liên tục

Giá vàng hôm nay 26/6/2021: Vàng tiếp tục tăng giá

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 25/6/2021: Điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/6, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết cho khu vực Hà Nội ở mức: 56,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,00 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC áp dụng cho khu vực Hà Nội ở mức 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,12 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại TP.HCM, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,43 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,93 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,13 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tình trung bình tuần qua, giá vàng tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra và 350 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào.

1621-giavang286
Ảnh minh họa

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 7 USD lên 1.781,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 7 trên sàn Comex New York tăng hơn 4 USD lên 1.779,9 USD/ounce.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Quốc hội rằng nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ và đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới sớm nhất vào tháng 8/2021, nếu các nhà lập pháp không nhanh chóng hành động để đình chỉ hoặc nâng giới hạn vay.

Bà Yellen nói rằng để tránh bất ổn cho thị trường tài chính, Quốc hội nên thông qua luật giới hạn nợ mới - cho phép Kho bạc tiếp tục vay - trước khi lệnh đình chỉ gần nhất hết hạn vào ngày 31/7.

Khi được hỏi liệu lạm phát có tiếp tục tăng ở mức 5% so với cùng kỳ năm trước như đã ghi nhận trong tháng 5/2021 hay không, Bộ trưởng Yellen chia sẻ con số sẽ gần mức 2% vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2022.

Tuần này, Mỹ sẽ công bố số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 6, đây là chỉ số quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chính sách tiền tệ của FED. Theo dự báo, NFP đạt 675.000 việc làm; nếu chỉ số này thấp hơn dự kiến, sẽ tác động tích cực đến giá vàng và ngược lại. Ngoài ra còn các chỉ số quan trọng khác, như niềm tin tiêu dùng, sản xuất công nghiệp PMI…

Một sự kiện mà giới đầu tư tài chính toàn cầu đang rất quan tâm, đó là theo quy định mới của Basel III đối với các ngân hàng Châu Âu, vàng sẽ được coi là tài sản cấp 1- tài sản phi rủi ro, có tính thanh khoản ngang hàng với cả tiền mặt.

Trong nhiều năm (trước đại dịch), Fed đã sử dụng tỷ lệ 2% là lạm phát mục tiêu. Trong thời gian xảy ra đại dịch, họ đã thay đổi nhiệm vụ của mình là để lạm phát tăng nóng hoặc trên 2% và thay vào đó tập trung vào việc thúc đẩy việc làm cho người Mỹ. Tuy nhiên, chỉ số PCE hiện tại đã gần gấp đôi mục tiêu 2% của Fed.

Cục Phân tích Kinh tế vừa tiết lộ, lạm phát của Mỹ đã tăng mạnh trong tháng Năm, cho thấy, giá đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008. PCE tăng 0,4% vào tháng 5, đưa tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 3,9%.

Yếu tố chưa được biết trước là liệu những chi phí gia tăng này là cố định (bền vững) hay nhất thời. Fed đã lập luận rằng, phần lớn các mức tăng là nhất thời và sẽ tự nhiên giảm xuống theo thời gian. Quan trọng hơn, thực tế là thước đo chỉ số này loại bỏ sự gia tăng chi phí cho thực phẩm và năng lượng đã tăng đáng kể so với năm ngoái, nếu cộng thêm, chúng ta thấy, tỷ lệ lạm phát hiện tại vào khoảng 5% theo CPI.

Không nghi ngờ gì nữa, nền kinh tế Mỹ đang mở cửa trở lại và việc chi tiêu một tài khóa liên bang khổng lồ đã thúc đẩy tăng trưởng bùng nổ. Sự gia tăng gần đây đã làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ vượt quá khả năng cung cấp của các tập đoàn.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm