Giá phân bón có thể giảm sâu vào quý I?

Cập nhật: 07:26 | 15/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Vinacam cho rằng giá các loại phân bón nhập khẩu diễn biến trái chiều trong quý I. Cụ thể, giá ure sẽ khó tăng, thậm chí còn giảm ngay cả khi vào chính vụ. Song, phân DAP lại tiếp tục tăng cho đến khi xuất khẩu phân bón của Trung Quốc bình thường trở lại.

Theo Tập đoàn Vinacam cho biết giá phân bón có xu hướng hạ nhiệt và các đại lý, doanh nghiệp không có giao dịch lớn sau kỳ nghỉ Tết.

Vinacam lý giải thực tế giá phân bón trong nước đã tăng quá nhanh theo đà tăng của thế giới khiến hàng tồn của các đại lý có nhiều mức giá khác nhau, chênh lệch với biên độ lớn.

"Nếu làm phép tính bình quân thì dẫu cho thời điểm này có bán ra giá thấp hơn với thời gian trước Tết nhưng các đại lý vẫn có lãi vài triệu/tấn. Do vậy, tâm lý chung là xả hàng để chốt lời", đại diện Vinacam đánh giá.

Mặc khác, trong khoảng một tháng trở lại đây, giá ure trên thị trường thế giới giảm 300 – 400 USD/tấn, mà phản ánh rõ nhất là qua việc đấu thầu mua 1,5 triệu tấn của Ấn Độ.

Giá đấu thầu của Ấn Độ đã kéo giá ure thế giới giảm đồng loạt. Tham chiếu giá đấu thầu Ấn Độ, nếu nhập về Việt Nam thì giá vốn chỉ còn khoảng 14,5 – 15 triệu đồng/tấn, thấp hơn so với giá bán (chưa trừ chiết khấu) của đạm Cà Mau là 16,5 triệu đồng/tấn.

Thông thường, mặt hàng ure được coi là "mồi dẫn", khi giá ure tăng sẽ kéo theo các loại phân bón khác tăng và ngược lại. Tuy nhiên, thị trường năm 2022 có thể sẽ không theo quy luật này.

Hiện, giá phân bón trong nước đã giảm 0,5 – 1 triệu đồng/tấn so với trước Tết vì chính vụ gieo trồng bắt đầu vào nửa cuối tháng 3.

2201-phan-bon
Giá ure đang có xu hướng giảm trong quý I. (Ảnh minh họa: Reuters)

Ngoài ra, giá DAP và kali trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu giảm. Ngược lại, giá các mặt hàng này đang tăng nhẹ do chính sách hạn chế xuất khẩu DAP của Trung Quốc và nhu cầu nhập khẩu lên tới 4 triệu tấn của Ấn Độ.

Tham chiếu giá DAP thế giới hiện tại, nếu nhập khẩu về Việt Nam, sau khi tính đủ thuế nhập khẩu, thuế phòng vệ thương mại theo chính sách hiện hành thì giá vốn bình quân vẫn ở mức cao trên 23 triệu đồng/tấn.

Tương tự, giá kali cũng duy trì ở mức cao khi khả năng cung cấp kali của các doanh nghiệp Belarus bị gián đoạn.

Thông thường, giá phân bón sẽ tăng khi các thị trường tiêu thụ ure, trong đó có Việt Nam sẽ bắt đầu vụ mùa vào tháng 3 tới, cùng với giá xăng dầu, vận tải phi mã.

Tuy nhiên, Vinacam cho rằng giá ure trong nước sẽ khó tăng, thậm chí còn giảm ngay cả khi vào chính vụ. Riêng phân DAP tiếp tục tăng cho đến khi xuất khẩu phân bón của Trung Quốc bình thường trở lại.

Còn mặt hàng kali bột và NPK 16-16-8 nhập khẩu, giá sẽ dao động 13 triệu đồng/tấn do nguồn tồn kho khá dồi dào. Tuy nhiên, kali miểng sẽ tiếp tục tăng khi mùa vụ tới vào tháng 3 và dự kiến sẽ trở lại mức 17 – 18 triệu đồng/tấn do giá nhập khẩu đã lên đến 750 USD/tấn và nguồn cung khan hiếm.

Loạt doanh nghiệp phân bón - hóa chất trong “đế chế” Vinachem báo lãi lớn năm 2021

Doanh thu năm 2021 của Vinachem đạt cao kỷ lục, lợi nhuận tăng 2% so với thực hiện 2020. Trong đó lợi nhuận của nhiều ...

Đạm Phú Mỹ (DPM) lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2022

Năm 2022, Đạm Phú Mỹ (DPM) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 11.059 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 945 tỷ.

Phân bón tăng giá kỷ lục, cổ phiếu đón sóng tăng giá mới

Giá phân bón tăng cao chưa từng có, sóng tăng giá theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tiếp tục kéo dài ...

Hoàng Anh

Tin cũ hơn
Xem thêm