Loạt doanh nghiệp phân bón - hóa chất trong “đế chế” Vinachem báo lãi lớn năm 2021

Cập nhật: 11:17 | 10/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Doanh thu năm 2021 của Vinachem đạt cao kỷ lục, lợi nhuận tăng 2% so với thực hiện 2020. Trong đó lợi nhuận của nhiều công ty thành viên tăng cao gồm Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Phân bón Miền Nam tăng 12 lần, DAP-Vinachem tăng 6,7 lần, Hóa chất Việt Trì tăng 2 lần.

1432-lam-thao-1
Các sản phẩm của CTCP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. (Ảnh minh họa)

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố doanh thu toàn tập đoàn năm 2021 ước đạt mức kỷ lục 51.200 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2020.

Trong đó, các đơn vị không thuộc 12 dự án yếu kém ngành Công Thương ước đạt 40.610 tỷ đồng, vượt 11,8% so với kế hoạch, tăng 15,7%. Riêng 4 đơn vị trong nhóm 12 dự án yếu kém ngành Công Thương ước đạt 10.589 tỷ đồng, vượt 36% so với kế hoạch, tăng 74% so với thực hiện 2020.

Các đơn vị có doanh thu tăng mạnh gồm Đạm Ninh Bình tăng hơn 110%, Phân bón và Hóa chất Cần Thơ tăng 52%, DAP số 2 – Vinachem tăng 69%, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng 53%, DAP - Vinachem tăng 55%, Phân bón Bình Điền tăng 44%.

Lợi nhuận cộng hợp toàn tập đoàn đạt 1.726 tỷ đồng, tăng 2% so với năm ngoái. Một số đơn vị có lợi nhuận tăng cao gồm Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã: LAS) gấp 2 lần, Phân bón Miền Nam (Mã: SFG) tăng 12 lần, DAP-Vinachem tăng 6,7 lần, Hóa chất Việt Trì tăng 2 lần so với kết quả 2020.

Năm vừa qua, Vinachem phải đối mặt với nhiều thử thách từ COVID-19 như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, Luật số 71/2014/QH13 vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn. Bên cạnh đó, việc cân đối nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là khó khăn lớn đối với Vinachem.

Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực ước đạt 48.980 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch năm, tăng 30% so với năm 2020.

Trong đó, các đơn vị không nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém ngành Công Thương ước đạt 38.282 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch, tăng 21% so với thực hiện 2020. 4 đơn vị thuộc 12 dự án yếu kém ước đạt 10.698 tỷ đồng, bằng 139% so với kế hoạch, tăng 79% so với thực hiện 2020.

Trong năm qua, tập đoàn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 3,53 triệu tấn phân bón các loại; 3,6 triệu chiếc lốp ô tô; 2,16 triệu kWh ắc quy; gần 253.000 tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 716,8 triệu USD, vượt 47% so với kế hoạch năm. Trong đó tổng giá trị xuất khẩu đạt 404,2 triệu USD, tăng 34%, nhập khẩu đạt 312,6 triệu USD, tăng 71% so với năm 2020.

Sang năm 2022, Vinachem đặt mục tiêu doanh thu 51.200 tỷ đồng, bằng ước thực hiện năm 2021; lợi nhuận cộng hợp 1.075 tỷ đồng, giảm 38%. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 lỗ cộng hợp 996 tỷ đồng, các đơn vị không thuộc Đề án 1468 lãi cộng hợp mục tiêu đạt 2.071 tỷ đồng.

SSI Research: Nhà đầu tư ưu tiên bảo toàn lợi nhuận khi chỉ số tiệm cận vùng giá mục tiêu

Chứng khoán SSI dự báo, VN-Index khả năng sẽ tiếp tục hướng tới vùng mục tiêu 1.580 điểm trong tháng 1/2022. Nhà đầu tư nên ...

Chứng khoán phiên sáng 10/1: Tăng trong nghi ngờ, cổ phiếu bất động sản tiếp tục bứt phá

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 10/1/2022, ghi nhận cổ phiếu bất động sản, xây dựng tiếp tục “thăng hoa” trong phiên đầu ...

VDSC: "DIC Corp có quỹ đất lớn nhưng thời gian triển khai không chắc chắn"

"Công tác giải phóng mặt bằng sẽ tiếp tục là rào cản cho DIC Corp trong thời gian sắp tới tại các dự án lớn ...

Hồng Giang

Tin cũ hơn
Xem thêm