Giá cà phê hôm nay 14/5: Giảm 300 đồng/kg

Cập nhật: 07:27 | 14/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN – Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam trong phiên giao dịch hôm nay giảm thêm 300 đồng/kg, hiện đang dao động từ 30.300 – 30.700 đồng/kg.  

gia ca phe hom nay 145 giam 300 dongkg

Giá cà phê hôm nay 13/5: Giảm 400 đồng/kg

gia ca phe hom nay 145 giam 300 dongkg

Giá cà phê hôm nay 12/5: Tăng 200 đồng/kg

gia ca phe hom nay 145 giam 300 dongkg

Giá cà phê hôm nay 11/5: Đi ngang đầu tuần mới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta tại London giảm mạnh, giá cà phê giao tháng 7/2020 giảm 33 USD/tấn (giảm 2,8%), giá cà phê ở mức 1.147 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2020 giảm mạnh, cụ thể, giá cà phê Arabica giảm 3,4 cent/lb (mức giảm 3,07%), giao dịch ở mức 107,35 cent/lb.

Còn ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam giảm thêm 300 đồng/kg dao động từ 30.300 – 30.700 đồng/kg. Đà giảm này do giá cà phê Robusta tại London lao dốc.

gia ca phe hom nay 145 giam 300 dongkg
Giá cà phê hôm nay 14/5: Giảm 300 đồng/kg

Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 30.300 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà đi ngang ở mức 30.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) đang có giá 30.500 – 30.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) ở mức 30.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 30.500

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 30.400 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Tại Indonesia, nhà sản xuất dầu cọ, dừa hàng đầu thế giới và nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 4 thế giới có thể sẽ phải đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt hơn những năm trước ở các vùng nông nghiệp trọng điểm trong năm nay.

Hôm 12/5, Tổng thống Jokowi Widodo cho biết các biện pháp phải được đưa ra để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định giá cả.

Điều kiện thời tiết này sẽ xuất hiện ở 30% các khu vực của Indonesia, ông Widodo cho biết, trích dẫn từ cơ quan khí hậu và thời tiết quốc gia BMKG.

Ông Widodo nhận định Indonesia phải chuẩn bị từ ngay bây giờ, bằng cách bảo tồn nước, kéo dài mùa sinh trưởng bằng cách tận dụng lượng mưa sẵn có ở thời điểm này, và bằng cách quản lí các kho lương thực.

Mùa khô ở Indonesia thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, theo Reuters. Năm nay, nó có khả năng đạt đỉnh vào tháng 8, BMKG cho biết trên trang web của mình vào ngày 23/3.

Các khu vực có khả năng trải qua thời tiết khô hơn gồm các khu vực sản xuất cọ ở Riau và Bắc Sumatra cũng như các khu vực sản xuất lúa gạo chính ở Java và Nam Sulawesi.

Indonesia dễ bị cháy rừng trong mùa khô, thường bắt đầu bằng ngọt lửa không được kiểm soát được sử dụng bởi những người nông dân để dọn sạch đất cho canh tác.

Minh Dương