Gần 800 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán

Cập nhật: 21:47 | 28/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đến nay còn 796 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định. Đặc biệt, có 148 công ty đại chúng có từ 100 cổ đông trở lên buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán theo Luật Chứng khoán nhưng vẫn chưa thực hiện và trong gần hai năm, từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2019, chỉ có 125 DN thực hiện niêm yết theo đúng quy định.

gan 800 doanh nghiep da co phan hoa nhung chua thuc hien niem yet tren san chung khoan

Agribank gặp khó khăn gì khi IPO?

gan 800 doanh nghiep da co phan hoa nhung chua thuc hien niem yet tren san chung khoan

Đến năm 2020 cổ phần hóa 93 doanh nghiệp

gan 800 doanh nghiep da co phan hoa nhung chua thuc hien niem yet tren san chung khoan

Xem xét trách nhiệm cá nhân với các doanh nghiệp chậm lên sàn sau cổ phần hóa

Việc nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn chứng khoán không chỉ làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, làm chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần mà còn làm hạn chế công tác giám sát của xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp vì, theo phân tích của các chuyên gia, việc “trốn” niêm yết sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ cổ đông tại doanh nghiệp, trong khi cổ đông lớn là Nhà nước và các cổ đông nhỏ đều thiệt hại.

gan 800 doanh nghiep da co phan hoa nhung chua thuc hien niem yet tren san chung khoan
Ảnh minh họa

Rất nhiều nguyên nhân được các doanh nghiệp đưa ra để giải thích cho tình trạng trì hoãn, “trốn” niêm yết, từ việc chưa hiểu rõ các quy định về đưa cổ phiếu lên sàn; do kinh doanh thua lỗ nhiều năm;… đến không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết; hoặc đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước…

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – chỉ rõ, một trong những nguyên nhân chính là nhiều doanh nghiệp có nợ đọng quá lớn nên không thực hiện niêm yết.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng rất đáng quan tâm là chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện niêm yết còn quá nhẹ, chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính vài chục đến vài trăm triệu đồng nên không đủ tính răn đe. Do đó, nhiều doanh nghiệp sau khi bị xử phạt không chỉ không nộp phạt mà còn tiếp tục trì hoãn việc niêm yết. Cụ thể, qua kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã quyết định xử phạt 148 doanh nghiệp, song đến nay chỉ có 24 doanh nghiệp chấp hành nộp phạt.

Để buộc các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán theo đúng quy định nhằm minh bạch hóa thông tin về hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các chuyên gia cho rằng, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thì cần có chế tài mạnh tay hơn.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ thực hiện rà soát các doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng chưa đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, trình Chính phủ công bố công khai, gắn với đề xuất xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Bộ Tài chính cũng đôn đốc cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm thúc đẩy doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan này cũng như của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố trong việc doanh nghiệp chậm niêm yết. Đồng thời, giao Ủy ban Chứng khoán nhà nước tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử phạt theo hướng bảo đảm công bằng, minh bạch đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Anh Khang T/h