Fintech: Cần hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp với người dùng

Cập nhật: 18:08 | 26/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), bắt kịp các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên để quản lý fintech hiệu quả phải tìm được “điểm cân bằng chung” giữa khuyến khích phát triển và kiểm soát.  

fintech can hoan thien chinh sach quan ly phu hop voi nguoi dung

5 công ty trung gian thanh toán sở hữu nước ngoài nắm thị phần tới 90%

fintech can hoan thien chinh sach quan ly phu hop voi nguoi dung

Fintech vẫn phần lớn dựa vào đầu tư nước ngoài

fintech can hoan thien chinh sach quan ly phu hop voi nguoi dung

Lo lắng rủi ro vì thiếu sandbox khi doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech

Theo LS. Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI): Hiện nay, ngoài 2 văn bản pháp luật chính là Nghị định 101/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tư 39/2014 hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán đang được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, NHNN cũng đang xây dựng cơ chế thí điểm đối với dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P), đề án thử nghiệm với hoạt động fintech và đề án thí điểm mobile-money. Tuy nhiên, vẫn có những lĩnh vực cần phát triển thêm, như các dịch vụ mới trong fintech.

Chẳng hạn, trong giao dịch điện tử có rất nhiều thay đổi, nhiều loại dịch vụ hiện tại đã có trên thị trường, nhưng chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào. Định hướng ban hành chính sách hiện nay dường như vẫn theo hướng tăng cường quản lý, siết chặt kiểm soát với fintech nhiều hơn là tạo điều kiện phát triển. Hiện chúng ta đã tham gia hội nhập rất sâu rộng, ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nên không thể “một mình một sân” được.

fintech can hoan thien chinh sach quan ly phu hop voi nguoi dung
Ảnh minh họa

Ông VARUN MITTAL, Phó Chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore:

Nhà đầu tư ngoại dè dặt cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển lĩnh vực fintech, bắt kịp các quốc gia phát triển trong lĩnh vực fintech. Nhưng nếu cơ quan quản lý giữ cách tiếp cận quá thận trọng, chỉ mở cửa từng bước, fintech Việt Nam sẽ rơi vào lại nhóm trung bình và không thể phát huy hết tiềm năng như kỳ vọng.

Việc dự kiến hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực fintech ở mức 30% hoặc 49% sẽ gây quan ngại cho các nhà đầu tư. Bởi hiện nay sự phát triển của các doanh nghiệp fintech vẫn phần lớn dựa vào đầu tư nước ngoài. Các startup trong lĩnh vực này đều cần có sự đầu tư về công nghệ, thị trường và nhân sự, trong khi đó các nguồn lực trong nước chưa đáp ứng được.

Ngoài ra, đầu tư nước ngoài còn cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thành quả công nghệ mới, đặc biệt trong các lĩnh vực big data hay AI, vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xây dựng các sản phẩm, giải pháp cho fintech.

“Tôi cho rằng muốn tạo điều kiện cho fintech Việt Nam trở thành doanh nghiệp khu vực, chúng ta phải giúp họ phát triển, mở rộng quy mô, tiếp cận vốn, có cơ chế quản lý linh hoạt, có thể mở rộng, không chỉ phục vụ Việt Nam, còn trở thành người khổng lồ châu Á”.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN):

Theo thống kê không chính thức của NHNN, hiện cả nước có gần 150 doanh nghiệp fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chủ đạo là lĩnh vực thanh toán đã có 30 tổ chức trung gian thanh toán được NHNN cấp phép.

Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như cho vay ngân hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng blockchain, dịch vụ tài chính cá nhân. Tuy nhiên, fintech là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia.

Do đó, để tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính, cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty fintech, trong đó không loại trừ trung gian thanh toán.

Nhận định về sự phát triển của Fintech Việt Nam trong 5 năm tới, ông Nghiêm Thanh Sơn cho rằng thị trường sẽ có những sự thanh lọc nhất định. Doanh nghiệp mới được thành lập và nhiều doanh nghiệp Fintech sẽ ra đi. Đây cũng là những quy luật của thị trường. "Nhưng nhìn vào các diễn biến hiện nay tôi cho rằng chắc chắn sẽ có các doanh nghiệp kỳ lân (là các doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD). Hi vọng trong 5 năm tới các doanh nghiệp đã được đầu tư sẽ có quy mô phát triển lớn hơn và vươn ra nhiều thị trường trên thế giới. Các cơ quan quản lý như NHNN sẽ có các chính sách, giải pháp giúp hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech để phát triển ổn định và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kiểm soát rủi ro và bảo vệ người sử dụng", ông Nghiêm Thanh Sơn nói thêm.

Thu Hoài