Dự thảo sửa đổi, bổ sung về dịch vụ trung gian thanh toán qua ví điện tử

Cập nhật: 17:41 | 26/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Xoay quanh việc NHNN đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, các chuyên gia cho rằng, hạn mức đối với ví điện tử đưa ra trong dự thảo là hợp lý trong bối cảnh hiện tại và muốn tăng cần có lộ trình phù hợp.

du thao sua doi bo sung ve dich vu trung gian thanh toan qua vi dien tu

Ví điện tử MoMo - Tên tuổi tiên phong trong lĩnh vực Fintech

du thao sua doi bo sung ve dich vu trung gian thanh toan qua vi dien tu

Ví điện tử mở rộng giúp tiết kiệm nhiều chi phí

du thao sua doi bo sung ve dich vu trung gian thanh toan qua vi dien tu

Nỗi lo ví điện tử sẽ đi vào quên lãng

Theo dự thảo, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân (bao gồm giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử sang ví điện tử khác và giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp) tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của tổ chức (bao gồm giao dịch chuyển tiền giữa hai ví điện tử và giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp) tối đa là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.

Dự thảo cũng quy định, mỗi người dùng chỉ được mở một ví điện tử tại một tổ chức cung cứng dịch vụ, nhưng có thể mở nhiều ví tại nhiều tổ chức cung cứng khác nhau. Khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng mới được kích hoạt sử dụng.

du thao sua doi bo sung ve dich vu trung gian thanh toan qua vi dien tu
Ảnh minh họa

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung Điều 6a Thông tư 39 quy định các hành vi bị cấm như: Sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng ví điện tử hoặc thông tin ví điện tử, mở hộ, mở hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo giấy phép. Lợi dụng việc cung ứng dịch vụ được cấp phép để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật...

Liên quan đến hạn mức giao dịch của ví điện tử, PGS - TS. Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, quy định như dự thảo Thông tư mà NHNN đưa ra là hợp lý trong thời điểm hiện nay. Bởi lẽ thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, thì số tiền tiêu một ngày nhiều hơn 20 triệu đồng không phải là đại đa số. Những trường hợp chi tiêu trên 20 triệu đồng/ngày chỉ là cá biệt nên những trường hợp đặc biệt này có thể thanh toán qua tài khoản.

Vị chuyên gia này cũng đề cao vai trò của NHNN trong việc quản lý các ví điện tử. Theo đó, quy định hạn mức của ví điện tử nhằm mục đích ngăn ngừa hoạt động rửa tiền.

Một điểm nữa đó là thị trường ví điện tử ở Việt Nam vẫn còn mới, đang là bước đầu, khi đời sống cao, nhu cầu cao, mọi người sử dụng cho nhiều mục đích chi tiêu khác nhau thì sẽ điều chỉnh. Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia nêu quan điểm: nếu muốn tăng hạn mức ví điện tử, phải qua quá trình trải nghiệm, thí điểm, sau đó điều tra xem nhu cầu hiện nay như thế nào lúc đó mới quyết định. Như Grab, Uber cũng phải thí điểm trước khi chạy thử ở Việt Nam. Tùy theo mức độ mà thời gian thí điểm có thể dài từ 6 tháng đến một năm.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế cũng nhấn mạnh việc phải kiểm soát các công ty, doanh nghiệp phát triển ví điện tử nếu muốn tăng hạn mức. Những doanh nghiệp đó phải là những doanh nghiệp có khả năng tài chính, có kỹ năng kiểm soát rủi ro, chế độ về bảo mật, tường lửa, kỹ năng để bảo vệ tài sản của khách hàng… Theo ông Hiếu, NHNN cần có một lộ trình tối đa là 3 năm mới xem xét đến việc tăng hạn mức ví điện tử.

Bên cạnh đó, quy định ví điện tử phải liên kết với tài khoản ngân hàng và phải đích danh người dùng cũng là một yếu tố để nâng hạn mức. Bởi lẽ, Việt Nam có hạn chế lớn nhất trong quản lý hoạt động của ví điện tử đó là về vấn đề rửa tiền. Việc nâng hạn mức ví điện tử lên cao thì quản lý rủi ro sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó quy định ràng buộc ví điện tử với ngân hàng sẽ hỗ trợ kiểm soát dòng tiền. Còn với rủi ro mất tiền, ví điện tử áp dụng hạn mức, rủi ro mất tiền vẫn hiện hữu nhưng có hạn mức thì rủi ro sẽ thấp hơn. Quy định ví điện tử phải hữu danh, đích danh chứ không nặc danh nhằm có đầy đủ thông tin để các cơ quan quản lý nắm được thông tin của người mở ví.

Thu Hoài