Dư nợ tín dụng 2019 của Vietcombank tăng cao nhất trong các tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam

Cập nhật: 14:24 | 03/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết năm 2019, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 16%, đây là mức tăng cao nhất trong các tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam. Đồng thời, nợ xấu của Vietcombank được kiểm soát một cách thực chất và chặt chẽ và hiện chỉ ở dưới 0,8%.

du no tin dung 2019 cua vietcombank tang cao nhat trong cac to chuc tin dung lon tai viet nam

Lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 1/2020 mới nhất

du no tin dung 2019 cua vietcombank tang cao nhat trong cac to chuc tin dung lon tai viet nam

VDSC: Vietcombank có tiềm năng tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao

du no tin dung 2019 cua vietcombank tang cao nhat trong cac to chuc tin dung lon tai viet nam

Vietcombank chỉ ra 6 cách khoá thẻ tạm thời tránh bị mất tiền trong tài khoản

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 mới đây, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã chia sẻ về tình hình kinh doanh 2019 cũng như đề xuất 2020.

Ông Thành cho biết năm 2019, với sự nỗ lực Vietcombank đạt những kết quả bứt phá. Cụ thể, qui mô tăng trưởng cao và dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 16%, đây là mức tăng cao nhất trong các tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát được chuyển dịch theo hướng trọng tâm và có kết quả.

Theo ông Thành, đề án tái cơ cấu Vietcombank theo phê duyệt của NHNN đã hoàn thành đúng tiến độ; mục tiêu chất lượng và hiệu quả hoàn thành sớm hơn mục tiêu của đề án.

"Nợ xấu của Vietcombank được kiểm soát một cách thực chất và hiện chỉ ở dưới 0,8%. Như vậy, so với bình quân của ngành ngân hàng là 1,89%, nợ xấu của Vietcombank thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa lợi nhuận đã về đích trước một năm của đề án chính phủ", ông Thành chia sẻ.

du no tin dung 2019 cua vietcombank tang cao nhat trong cac to chuc tin dung lon tai viet nam
Ảnh minh họa

Cũng trong năm 2019, Vietcombank đã ba lần giảm lãi suất tiền vay với hai lần giảm cho 5 lĩnh vực ưu tiên và một lần giảm 0,5%/năm cho tất cả doanh nghiệp có dư nợ tại ngân hàng.

Liên quan đến tăng vốn điều lệ, ông Thành cho biết Vietcombank đề xuất giữ lại lợi nhuận và được chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ tối thiểu 70% trong giai đoạn 2018 - 2020. Ngoài ra, Vietcombank đề xuất sớm chỉ đạo ban hành hoàn thiện các thể chế môi trường pháp lí, phát triển ngân hàng số và thanh toán số.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến của doanh nghiệp FDI với nhiều chính sách ưu đãi và môi trường thuận lợi. Tuy nhiên đến nay việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng nội địa rất hạn chế.

Theo ông Thành, ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tương đương các ngân hàng nước ngoài. Do đó cần có qui định doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ ngân hàng nội địa tương ứng tỉ lệ đô thị hóa và ưu đãi của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp này.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Vietcombank có tiềm năng tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao.

Cùng với việc thu nhập từ thanh toán dự báo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt (theo kế hoạch duy trì biểu phí hiện tại), VDSC kì vọng rằng thu nhập dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng 50% mỗi năm trong ba năm tới và chiếm 20% thu nhập hoạt động vào năm 2022 (từ mức 9,8% trong 9 tháng đầu 2019).

Bên cạnh đó, VDSC cho rằng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của Vietcombank còn dư địa để cải thiện, dù việc mở rộng sẽ chậm lại. Với tỉ lệ CASA cao xấp xỉ 30%, ngân hàng khả năng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực huy động và tăng lãi suất so với các ngân hàng khác.

VDSC cho rằng, ngân hàng vẫn có thể tiếp tục cải thiện NIM hiện tại, mặc dù dư địa sẽ trở nên hạn chế hơn do việc giảm tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) tối đa cho phép về 85% so với mức 90% trước đây đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Hiện Vietcombank đang cân đối được giữa việc mở rộng biên lãi ròng và kiểm soát chất lượng tài sản. Vào quí III/2019, tỉ lệ nợ xấu khá thấp ở mức 1,1% và tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu rất cao ở mức 185,2%.

Bộ đệm vốn hiện tại tương đối dồi dào với CAR Thông tư 41 (Basel II) ở mức 9,9%. Nhà băng này vẫn đang có kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ khoảng 7% vốn điều lệ nhằm có thể duy trì tăng trưởng tín dụng cao trong những năm tới.

Từ những phân tích trên, theo VDSC, dựa trên lợi thế về chi phí vốn thấp, ngân hàng đã mở rộng NIM thành công bằng cách mở rộng sang các phân khúc có tỉ suất lợi nhuận cao hơn như cho vay bán lẻ và trái phiếu tổ chức tín dụng khác trong khi vẫn duy trì chất lượng tài sản lành mạnh.

Ngoài thu nhập lãi mở rộng tích cực thì phí dịch vụ cũng được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể trong trung hạn nhờ thu nhập bảo hiểm tăng mạnh.

VDSC cho rằng các động lực này sẽ giúp ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận kép hàng năm khoảng 20% trong giai đoạn 2020 - 2022.

Dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Vietcombank có thể đạt 22.7995 tỉ đồng, tăng 21,4%; doanh thu thuần dự kiến đạt 55.999 tỉ đồng, tăng 18,7% so với 2019.

Tuy nhiên, VDSC lưu ý rủi ro tăng giá của cố phiếu VCB do khoản phí trả trước rất lớn từ hợp đồng bancassurance độc quyền với FWD. Mặt khác, giá cổ phiếu tăng không đi liền với các yếu tố cơ bản mà do có tỉ trọng lớn trong rổ VN30 và còn tỉ lệ sở hữu nước ngoài.

Tuyết Mai

Tin cũ hơn
Xem thêm