Do đâu Vinafor (VIF) bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cập nhật: 10:48 | 26/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày 23/09/2022, Cục thuế TP Hà Nội thông báo quyết định xử phạt hành chính về thuế với Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinafor, HNX: VIF) với tổng số tiền bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng.

Do đâu Vinafor (VIF) bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?
Vinafor (VIF) bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng

Cụ thể, Vinafor được xác định còn thiếu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) qua thanh tra năm 2021. Nguyên nhân do VIF đã tập hợp chi phí sửa chữa 2 hạng mục tại tòa nhà 127 Lò Đúc (Hà Nội) và nhà điều hành Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh vào giá vốn năm 2021 mà không phân bổ vào các năm sau theo quy định.

Thêm vào đó, Vinafor đã điều chỉnh giảm lợi nhuận tính thuế 2021 qua khoản trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác tại Công ty thành viên mà không đủ điều kiện theo quy định.

Các khoản điều chỉnh giảm sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh 2022, do đó thuế TNDN phải nộp của năm 2022 sẽ giảm tương ứng.

Tổng cộng số tiền Vinafor phải nộp - gồm tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt - là 1,34 tỷ đồng. Công ty đã nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước số tiền này.

Năm 2022 Vinafor đặt mục tiêu đạt 2.360 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 19,1% so với doanh thu đạt được năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng trưởng 14,6% lên mức 330 tỷ đồng. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 5,7%.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, VIF báo doanh thu đạt hơn 976 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước và lãi ròng đạt 231 tỷ đồng, tăng 23,5%. Xét theo mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, Công ty đã hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 73% mục tiêu lợi nhuận năm 2022.

Theo doanh nghiệp lý giải, nguyên nhân lợi nhuận ròng tăng do phần lợi nhuận của các công ty liên doanh liên kết tăng, đồng thời VIF phát sinh khoản doanh thu từ chuyển nhượng cổ phần tại công ty liên doanh liên kết.

Vinafor có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ. Vinafor cổ phần hóa năm 2016, cổ đông chiến lược nắm 40% là Tập đoàn T&T của bầu Hiển, phần vốn nhà nước chiếm 51% đã được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.

Vinafor quản lý và sử dụng hàng trăm triệu m2 đất trải dài trên 12 tỉnh thành phố bao gồm 92.192 ha đất nông nghiệp và 1,9 triệu m2 đất phi nông nghiệp. Vinafor đã triển khai một số dự án bất động sản, ví dụ Dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp tại số 55 đường 430 Vạn Phúc, Hà Đông, Dự án Eco Lake View tại số 32 Phố Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội...

Vinafor đã cổ phần hóa được 6 năm nhưng cơ cấu lợi nhuận chưa thay đổi so với thời DNNN: chủ yếu lợi nhuận của Vinafor là từ các công ty liên doanh với Nhật (Yamaha và Sojitz) đem lại, còn mảng hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Vinafor là mảng lâm nghiệp vẫn có hiệu quả chưa cao.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Vinafor hoàn thành 92% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 8 tháng

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ông Nguyễn Hoàng Anh mới đây đã có buổi làm việc tại ...

Vinafor: Lãi sau thuế công ty mẹ vượt 7% kế hoạch năm

Thông tin từ cmsc.gov.vn, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX – Mã chứng khoán: VIF) mới đây đã tổ chức Hội nghị ...

Đêm thứ 2 của VIFF 2021: NTK Adrian Anh Tuấn và NTK Đức Duy khiến giới mộ điệu thổn thức

Sàn runway của Lễ hội thời trang quốc tế Việt Nam VIFF thuộc chuỗi sự kiện thời trang âm nhạc chào đón giáng sinh và ...

Văn Toàn

Tin cũ hơn
Xem thêm