Điện thoại di động bị đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Cập nhật: 10:25 | 07/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND TP HCM đề xuất nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ như: Điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ…  

dien thoai di dong bi de xuat danh thue tieu thu dac biet Đề xuất có cơ chế chính sách đặc thù cho các tỉnh miền núi
dien thoai di dong bi de xuat danh thue tieu thu dac biet Đề xuất chi thêm 116 tỷ đồng để tăng trợ cấp một lần cho người có công
dien thoai di dong bi de xuat danh thue tieu thu dac biet Đề xuất cao tốc hơn 10.000 tỷ đồng nối TP. HCM với Tây Ninh

Theo đó, UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý cho dự thảo "Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách Nhà nước".

Theo lý giải của TP HCM, đưa nước hoa và dịch vụ thẩm mỹ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là do hàng hóa, dịch vụ này thuộc nhóm khá cao cấp, qua đó giúp mở rộng điều tiết thuế vào thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ mức khá trở lên.

dien thoai di dong bi de xuat danh thue tieu thu dac biet
UBND TP HCM đề xuất đưa điện thoại di động vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

"Đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại trong đề xuất trên tuy không phải là cao cấp song cũng không phải là hàng hóa, dịch vụ rất thiết yếu, cần phải đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý"- UBND TP HCM cho hay.

Đối với mặt hàng điện thoại di động, UBND TP HCM cho rằng tuy là mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới.

Về thuế bảo vệ môi trường, TP HCM cũng kiến nghị Bộ Tài chính trong thời gian tới, có thể nghiên cứu bổ sung vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường đối với pin, ắc-quy, các loại thuốc bảo quản thực vật vì đây là những hàng hóa mà quá trình sản xuất và sử dụng gây ô nhiễm môi trường, cần đánh thuế bảo vệ môi trường để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý.

"Ngoài ra, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, cần tiếp tục khảo sát để đánh giá và bổ sung vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường những mặt hàng khác mà quá trình sản xuất và tiêu dùng gây hại cho môi trường nhưng không thể hoặc quá tốn kém, khi đo lường chất gây ô nhiễm môi trường"- văn bản góp ý của UBND TP HCM nêu rõ.

Với thuế giá trị gia tăng, theo UBND TP.HCM, hiện có tới 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. So với thông lệ quốc tế (thường từ 4 đến 8 nhóm), số lượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng như vậy theo thành phố là quá nhiều.

TP.HCM cho rằng, trong thời gian tới cần nghiên cứu thu hẹp đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó, chỉ nên giữ lại đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị gia tăng như dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán; Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước trả tiền, chẳng hạn như vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh,...

Tuy vậy, UBND TP.HCM cũng nhấn mạnh thêm, khi thu hẹp đối tượng không chịu thuế, cần sử dụng công cụ khác để thực hiện chính sách xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Với thuế tài sản, góp ý nêu lên, dư địa mở rộng cơ sở sắc thuế này hiện nay ở Việt Nam chủ yếu nằm ở thuế đối với bất động sản.

Theo đó, hiện nay Việt Nam mới đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng phi nông nghiệp mà chưa đánh thuế đối với nhà và công trình kiến trúc trên đất (bất động sản).

UBND TP.HCM cho rằng, việc nghiên cứu đánh thuế bất động sản với một ngưỡng miễn thuế nhất định để không đánh thuế vào người có thu nhập thấp là một khả năng nên xem xét mở rộng cơ sở thuế tài sản.

Riêng với thuế thu nhập cá nhân, phía TP.HCM nêu hai vấn đề quan trọng cần làm để mở rộng cơ sở. Một là nghiên cứu giảm bớt một số khoản thu nhập được trừ không tính vào thu nhập chịu thuế và các khoản thu nhập miễn thuế. Việc này theo đánh giá vừa mở rộng cơ sở thuế vừa đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập.

Thứ hai, theo UBND TP.HCM, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong thời gian tới nên theo hướng mở rộng phạm vi điều tiết sang người có thu nhập trung bình gắn với điều chỉnh biểu thuế. Nguyên nhân được cho là để gánh nặng thuế không dồn quá nhiều vào nhóm dân cư có thu nhập trung bình khá.

Nguyễn My

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm