Dệt may có thể sản xuất 25,5 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày

Cập nhật: 09:20 | 21/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Bộ Công Thương cho biết tính đến ngày 16/4, cả nước hiện có 47 cơ sở sản xuất khẩu trang y tế, với năng lực sản xuất tối đa 25,5 triệu chiếc/ngày, trong trường hợp đủ nguyên liệu sản xuất.

det may co the san xuat 255 trieu khau trang y te moi ngay

Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận trọng khi đầu tư xuất khẩu khẩu trang

det may co the san xuat 255 trieu khau trang y te moi ngay

Hãng xe sang Lamborghini của Italy sản xuất khẩu trang và tấm chắn nhựa bảo vệ

det may co the san xuat 255 trieu khau trang y te moi ngay

Công bố gần 1.700 điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn

Đó là thông tin được nêu ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều 20/4,

Cũng theo Bộ Công Thương, hiện chỉ có một doanh nghiệp trong nước sản xuất nguyên liệu vải SMS, với năng lực sản xuất 5 tấn/ngày, tương đương 5 triệu khẩu trang y tế/ngày, nếu không sản xuất bộ trang phục phòng chống dịch.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế hiện nay khoảng trên 3,5 triệu chiếc/ngày, gồm 2 triệu chiếc cho các cơ sở y tế, số còn lại cho các đơn vị, lực lượng phòng chống dịch. Thống kê trên chưa bao gồm nhu cầu sử dụng của người dân.

det may co the san xuat 255 trieu khau trang y te moi ngay
Dệt may có thể sản xuất 25,5 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày

Bộ Y tế cho biết đã kí hợp đồng mua 46 triệu chiếc khẩu trang y tế, được bàn giao từng đợt từ nay đến hết tháng 5/2020. Bộ sẽ tiếp tục mua 14 triệu chiếc còn lại theo kế hoạch được giao, đủ 60 triệu chiếc.

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ, xem xét bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, theo quy định tại Nghị quyết 20.

Theo đó, dự kiến cho phép xuất khẩu tối đa 80% số lượng cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh, đồng thời phải cung cấp 20% số lượng còn lại cho nhu cầu trong nước, kể cả dự trữ.

Sản xuất khẩu trang đang được xem là một trong những giải pháp xoay chuyển tình thế của các doanh nghiệp dệt may sau khi bị nhiều đối tác Mỹ, EU hủy hợp đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và nhiều doanh nghiệp nhỏ còn bị chôn vốn vì tồn đọng khẩu trang vải.

Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với ngành dệt may vào cuối tháng 3, Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) nhận định hai thị trường lớn nhập khẩu dệt may của VN là Mỹ, EU, chiếm lần lượt 50% và 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đã rơi vào khủng hoảng dịch bệnh, khiến nhu cầu mua sắm tại hai thị trường này đột ngột suy giảm mạnh. Điều đó dẫn đến việc các nguồn cầu dệt may VN, trong đó các nhãn hàng lớn đều có động thái dừng cắt tất cả các đơn hàng, đóng cửa hệ thống bán hàng trong tháng 3 - 4 và dự kiến kéo dài đến tháng 6/2020.

Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sau các thông báo dừng đặt hàng, hoàn toàn không có hỗ trợ gì cho DN dù họ đã đổ tiền mua nguyên phụ liệu.

Vitas nhấn mạnh: Điều này đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến gần 100% DN dệt may, tùy quy mô, mức độ và đặc thù mặt hàng của DN.

Ước tính có khoảng 70% DN trong ngành đã giảm việc cho công nhân trong tháng 3, nhưng đến 80% DN sẽ cắt giảm lao động trong tháng 4 và tháng 5 này. Ảnh hưởng về tài chính đến tháng 6 đối với toàn ngành dệt may là khoảng 12.000 tỉ đồng.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan TP.HCM, nhận định thực tế đang có tình trạng tồn đọng khẩu trang vải của các xưởng may DN vừa và nhỏ thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM.

Ước tính sơ bộ, lượng khẩu trang vải thừa của một DN khoảng 3 - 5 triệu cái. Theo ông, trong dịch bệnh chủ trương đúng, các DN nhiệt tình tham gia, nhưng chỉ sau thời gian ngắn, việc tồn đọng khẩu trang lớn khiến DN nhỏ bị chôn vốn hàng tỉ đồng vào khẩu trang.

“Chúng ta đã làm hơi vội vàng, thiếu kế hoạch, chưa có khảo sát nên cung cầu lệch pha. Thế nên, hy vọng thời gian tới, khi học sinh đi học trở lại, có thể nhu cầu tiêu thụ khẩu trang nhiều hơn, lượng khẩu trang tồn đọng này được giải quyết”, ông Hồng cho biết.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm