Đề xuất nhà ở 20 triệu đồng/m2: Làm thế nào để không là giấc mơ viển vông?

Cập nhật: 09:41 | 01/07/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Để phát triển nhà ở thương mại dưới 20 triệu đồng/m2 điều kiện cần là chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và người dân. Một chính sách tốt hứa hẹn kích thích thị trường hậu dịch Covid-19, nhưng tính khả thi và lộ trình thực hiện vẫn là sự chờ đợi.

Mới đây nhất, với nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, đại diện Bộ Xây dựng đã đề xuất lên Chính phủ về giá trần dành cho các căn hộ thương mại.

4217 yy xuyt nang gia tryn nha
Ảnh minh họa

Theo đề xuất, các chung cư sẽ có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2. Điều này một lần nữa thể hiện những đổi mới rất tích cực trong việc thay đổi và bổ sung các chính sách của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực bất động sản có thêm cơ hội phục hồi hậu đại dịch Covid-19.

Thực tế cho thấy, bài toán căn cơ để xây dựng, phát triển nhà ở thương mại có giá bán khoảng 20 triệu đồng/m2 không quá khó khăn. Song, để thực hiện được, ngoài điều kiện cần là nhu cầu của người dân, thì phải kèm theo điều kiện đủ là các chính sách ưu đãi. Bởi lẽ, liên tục trong nhiều năm qua, các đề xuất về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhằm phù hợp với khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình và thấp đã được đưa ra bàn luận rất nhiều, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Phân khúc ở nhà thương mại giá rẻ luôn là nhóm sản phẩm thu hút sự quan tâm của thị trường, đặc biệt với bối cảnh Việt Nam hiện đại, dân số trẻ, tập trung vào các đô thị lớn để học tập, làm việc. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây là một gói chủ trương tốt của Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan, tác động tích cực đến người có thu nhập vừa và thấp cũng như là người yếu thế trong xã hội, và điều này là sự phát triển tất yếu cho các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...

Mặc dù vậy, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, để hiện thực hóa nghị quyết đến thực tế cuộc sống thì vẫn còn một số nút thắt cần được giải quyết triệt để.

Thứ nhất, đó là vấn đề về quỹ đất. Quỹ đất dành cho nhà ở thương mại giá rẻ trong nội đô TP.HCM và Hà Nội đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay.

Thứ hai là những tồn tại trong vấn đề pháp lý, phê duyệt chính sách từ lúc chấp thuận chủ trương, nghị quyết của Bộ Xây dựng, tới việc thống nhất của các ban ngành liên quan, cho đến khi ra được giấy phép xây dựng và quyết định khởi công của dự án.

Thứ ba là biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp thực hiện dự án. Nhu cầu và sức mua tuy lớn nhưng biên độ lợi nhuận lại rất mỏng. Điều đó giải thích cho việc trong thời gian vừa qua, rổ hàng của phân khúc này không nhiều, phải chăng có khúc mắc gì khiến các nhà đầu tư không mặn mà với thị trường này?!

Và cuối cùng có thể kể đến chất lượng của bản thân sản phẩm nhà ở thương mại giá rẻ. Tuy không thể so sánh với các phân khúc trung và cao cấp hơn, nhưng theo TS. Sử Ngọc Khương, sản phẩm vẫn cần đảm bảo được những tiêu chuẩn cơ bản trong hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam, về chất lượng an toàn xây dựng, cơ sở hạ tầng đi kèm như điện, đường, trường, trạm, hệ thống cảnh quan, hệ thống hạ tầng giao thông.

Luật Đầu tư và Xây dựng (sửa đổi) dự án nhà ở được tháo gỡ

KTCKVN - Hai luật Đầu tư và Xây dựng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ ách tắc về thủ tục ...

Bộ Xây dựng: Thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp

KTCKVN - Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa khoảng 70-100 triệu m2 sàn. Mặt khác, nhu ...

Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra công trình nhà ở riêng lẻ

KTCKVN - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác ...

Trâm Trâm (t/h)