'Cơn sốt' giá thép sẽ sớm hạ nhiệt?

Cập nhật: 11:12 | 18/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép trong nước tăng chóng mặt từ đầu năm đến nay vẫn đang là chủ đề được quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng mặt hàng thép. Một trong những nguyên nhân tăng giá thép là do giá nguyên liệu đầu vào trở nên đắt đỏ.

Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2021

Giá gas hôm nay 18/5/2021: Giá khí đốt tự nhiên tiếp tục leo thang

Giá thép hôm nay 17/5/2021: Liệu còn tín hiệu tăng?

Do đó, khi diễn biến giá quặng, một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thép, quay đầu giảm sau nhiều phiên liên tiếp tăng mạnh đã dấy lên hy vọng về một diễn biến mới của giá thép.

Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong hai ngày gần đây, giá quặng sắt đã bắt đầu hạ nhiệt, xuống dưới mức 200 USD/tấn. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy giá thép có thể chững lại sau thời gian liên tục tăng nóng.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 13/5, giá quặng sắt giao tháng 9 tại Trung Quốc bất ngờ quay đầu giảm gần 10%, xuống còn 1.190 nhân dân tệ/tấn, tương đương khoảng 185 USD/tấn sau vài ngày lập đỉnh lịch sử.

2216-giathep
Giá thép tăng đến bao giờ? (Ảnh minh họa)

Cũng theo VSA các yếu tố ảnh hưởng đến giá thép ngoài giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu thì dịch bệnh, cước phí vận chuyển tăng cao, thời gian giao hàng kéo dài vì thiếu container tàu biển cũng là lý do khiến giá thép không ngừng tăng.

Theo Reuters từ đầu tháng 5 đến nay, giá quặng sắt tại Trung Quốc đã tăng 23%, tương đương tăng 248,5 nhân dân tệ. Nguyên nhân liên quan đến việc doanh nghiệp chế biến thép e ngại các lệnh hạn chế sản lượng thép của chính quyền Bắc Kinh, nhu cầu quặng sắt tăng trong mùa cao điểm và lo ngại lạm phát thúc đẩy hoạt động mua đầu cơ.

Theo đó, giá quặng sắt tại New York đã nhảy vọt lên mức kỷ lục 237,6 USD/tấn (tương đương 1.530 nhân dân tệ/tấn) vào ngày 12/5 nhờ nhu cầu mạnh mẽ, vượt cung của Trung Quốc.

Thực tế, khi giá nguyên liệu không ngừng nâng lên thì theo quy luật cung cầu, giá thép trong nước cũng vì thế liên tục điều chỉnh.

Thống kê của VSA cho thấy giá bán thép xây dựng tháng 4/2021 bình quân khoảng 16,3 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn, tương đương khoảng 8% so với tháng trước đó.

So với cùng kỳ năm 2020 giá thép xây dựng khoảng hơn 11 triệu đồng/kg thì mức giá hiện nay tăng khoảng 5,3 - 5,5 triệu đồng/tấn, tương đương tăng khoảng 48 - 50%.

Đáng chú ý, giá thép liên tục tăng cao thời gian qua đã thúc đẩy các doanh nghiệp thép trong nước tăng mạnh sản xuất.

Theo số liệu của VSA, trong 4 tháng đầu 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất lên tới 110,8%, sản lượng đạt gần 2,3 triệu tấn.

Cũng trong 4 tháng qua, các doanh nghiệp đã tiêu thụ tổng cộng gần 9,5 triệu tấn thành phẩm thép, tăng trưởng 40% so với 4 tháng đầu 2020. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt hơn 7,3 triệu tấn, tăng xấp xỉ 34%; xuất khẩu đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng gần 68%.

Trước diễn biến liên tục thay đổi của giá thép, VSA đã từng đưa ra dự báo về việc giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý II/2021.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm