Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu tích cực

Cập nhật: 18:53 | 18/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Tuần giao dịch vừa qua (13 -17/2), nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận 14 mã tăng giá, 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu. BID là cổ phiếu ngân hàng tác động tích cực nhất tới VN-Index trong tuần qua tính theo số lượng cp lưu hành.

Nhiều ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức ở mức cao

Thị trường phục hồi trong tuần qua sau khi VN-Index điều chỉnh trong hai tuần trước đó và có nguy cơ quay trở lại khu vực vận động của kênh downtrend trung hạn. Những nỗ lực phục hồi liên tiếp sau khi VN-Index chạm ngưỡng hỗ trợ quanh 1.030-1.040 điểm (Fibonacci Retracement 61,8%) giúp cho VN-Index tạm thời thoát khỏi nguy cơ quay trở lại downtrend và tiếp tục duy trì sóng hồi.

cổ phiếu ngân hàng khi phân hóa với 14 mã tăng giá, 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.
cổ phiếu ngân hàng khi phân hóa với 14 mã tăng giá, 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

VN-Index kết tuần ở 1.059,31 điểm (+4,01 điểm, +0,4%) với khối lượng tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn trung bình của 20 tuần gần nhất. Theo góc nhìn ngắn hạn, nếu VN-Index không rơi xuống dưới 1.050 điểm trong ngắn hạn thì khả năng cao sẽ tạo được một kênh sóng hồi và vẫn có kỳ vọng VN-Index có thể hướng tới mục tiêu 1.150 điểm.

Về mặt kỹ thuật thị trường đang có tín hiệu tích cực ở nhóm một số cổ phiếu đầu ngành đặc biệt là Bank khi nhóm này chứng tỏ sức mạnh và không giảm điểm sâu. Thống kế trong tuần cổ phiếu ngân hàng có 14 mã tăng giá, 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

Cụ thể, BID là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tuần qua với mức +6,6%, kết tuần tại mức giá 45.800 đồng/cp, với đà tăng tập trung vào 3 phiên cuối tuần. Cổ phiếu của ngân hàng quốc doanh khác là CTG tăng nhẹ 1,9%; trong khi đó VCB điều chỉnh nhẹ 1,6%.

Trên UPCOM, một nửa cổ phiếu ngân hàng trên này gồm VBB, PGB, BVB đều giao dịch với mức tăng trên 3%; chiều ngược lại 3 mã KLB, VAB, NAB lại kết tuần trong sắc đó.

Về thanh khoản, nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận thanh khoản điều chỉnh đáng kể trong tuần qua khi giá trị giao dịch chỉ ở mức 12.250 tỷ đồng, tương ứng có 600 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư, thấp hơn 20% so với tuần liền trước.

Trong đó, STB tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản với hơn 100 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng với giá trị giao dịch là 2.397 tỷ đồng, cao nhất toàn ngành tuần qua. Kế đó là cổ phiếu VPB với hơn 95 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng 1.632 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, đáng chú ý nhất tuần qua chính là diễn biến room ngoại tại cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank, nhóm này cũng đã bán ròng hơn 318 tỷ đồng STB. Chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng 56 tỷ đồng HDB và 53 tỷ đồng BID.

Tại khối tự doanh, ngược với xu hướng của khối ngoại, nhóm này đã mua ròng gần 45 tỷ đồng STB, 27 tỷ đồng VPB và 16 tỷ đồng BID; Chiều bán ghi nhận giao dịch không quá 20 tỷ đồng tại EIB và ACB.

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua

Nhận định về sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông Vũ Duy Khánh - Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest, đánh giá cổ phiếu ngân hàng vẫn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đa phần là nhóm quốc doanh vì họ có lợi thế về nguồn vốn giá rẻ.

Phần đông nhóm cho vay bất động sản nhiều đang nằm ở khối tư nhân, nên tính mặt bằng tăng trưởng năm nay, tổng lợi nhuận toàn ngành có thể vẫn gia tăng.

Ông Trương Thái Đạt - Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán DSC cho rằng, trong giai đoạn nguồn vốn bơm vào nền kinh tế gặp khó khăn, chính sách tại Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung tỉ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, trong đó có tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình khấu trừ từ 50% trong 2023 và tăng dần qua các năm (đến năm 2026) đem lại dư địa thanh khoản khi hạn mục tiền gửi kho bạc nhà nước được phép đẩy ra cho vay. Từ đó, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt.

Thực tế, nhóm cổ phiếu "vua" ngân hàng luôn nhận được nhiều sự quan tâm khi nhìn về triển vọng đầu tư trong ngắn và dài hạn. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu của thị trường hồi phục, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã luôn có mặt. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13 - 15%, bản chất vẫn là mức cao duy trì tương ứng các năm, tuy nhiên theo giới phân tích tăng trưởng tín dụng khi đi vào từng nhóm ngân hàng sẽ có sự phân hóa.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Vietinbank công bố ngày ĐHĐCĐ thường niên 2023

Theo tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ngày 16/2, HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HOSE: CTG) đã ban ...

Thống đốc NHNN: Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ để phát triển nhà ở giá rẻ

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng thương mại nhà nước thống nhất dành một gói tín dụng cho phân khúc ...

VCBS: Lãi suất điều hành có thể không tăng thêm trong năm 2023

Trong tháng 1, mặt bằng lãi suất ổn định và không có nhiều biến động. Do mặt bằng lãi suất đã tăng đáng kể trong ...

Phương Thảo