Cổ phiếu “chuyển nhà” từ HNX sang HoSE vì sao?

Cập nhật: 16:54 | 28/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN- Trong tuần qua trên 9 triệu của phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco đã chính thức niêm yết trên HoSE chấm dứt 11 năm cổ phiếu này niêm yết trên trên HNX. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có 3 cổ phiếu “chuyển nhà” như DBC.

co phieu chuyen nha tu hnx sang hose vi sao

Dabaco báo lãi quý 2/2019 giảm 91% trước khi chuyển sàn HOSE

co phieu chuyen nha tu hnx sang hose vi sao

Vocarimex (VOC) xem xét chuyển sàn niêm yết HOSE

co phieu chuyen nha tu hnx sang hose vi sao

ĐHĐCĐ thường niên 2019: AMV lên kế hoạch "chuyển nhà" sang HOSE

Nguyên nhân dẫn đến sự “chuyển nhà” từ HNX sang HoSE được giới chuyên gia cho rằng xuất phát từ mục đích tăng tính thanh khoản cổ phiếu, mở rộng kênh huy động vốn trung và dài hạn theo yêu cầu của cổ đông chiến lược. Bên cạnh đó, do quy định công bố thông tin và chuẩn mực quản trị điều hành trên HOSE nghiêm ngặt hơn nên cũng là cơ hội gia tăng sự minh bạch và uy tín, qua đó cải thiện hình ảnh và củng cố vị thế của công ty trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư khi sàn chứng khoán đang có tín hiệu ấm lên.

Theo dữ liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 30/4/2019, HoSE là sàn chứng khoán có quy mô lớn nhất, chiếm 74% vốn hóa toàn thị trường với 375 doanh nghiệp niêm yết.

co phieu chuyen nha tu hnx sang hose vi sao
Ảnh minh họa

Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã nêu rõ các điều kiện niêm yết trên HOSE và HNX. Theo đó, để được niêm yết trên HoSE, doanh nghiệp cần đạt được các tiêu chuẩn cao hơn về vốn điều lệ, thời gian, hiệu quả hoạt động, công bổ thông tin và cổ đông.

Cụ thể, doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên HOSE cần phải có vốn điều lệ tối thiểu đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán là 120 tỉ đồng, cao hơn so với mức 30 tỉ đồng trên HNX. Về thời gian hoạt động, doanh nghiệp phải có ít nhất hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trước thời điểm đăng ký niêm yết niêm yết trên HOSE trong khi trên HNX cần một năm. Đối với các tiêu chí hiệu quả hoạt động, HOSE quy định doanh nghiệp niêm yết phải có hoạt động kinh doanh hai năm liền trước có lãi, nhiều hơn một năm so với HNX yêu cầu. Các tiêu chí khác về hiệu quả hoạt động của hai sàn đều giống nhau, bao gồm tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu 5%, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, hai sàn cũng có chung quy định về hạn chế chuyển nhượng với người nội bộ. Cụ thể, thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn là người có liên quan phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.

Về cơ cấu cổ đông, HoSE yêu cầu doanh nghiệp phải có tối thiểu 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty. Đối với HNX, tiêu chuẩn này là tối thiểu 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 15% số cổ phần.

Một chuyên gia đầu tư chứng khoán cho rằng, việc chuyển sàn chỉ mang tác động ngắn hạn đến giá cổ phiếu, còn xét về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư đối với triển vọng phát triển của chính doanh nghiệp.

Quay trở lại với việc “chuyển nhà” của DBC, Phát biểu tại buổi lễ niêm yết, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So cho biết việc gia nhập HoSE là bước đi nằm trong chiến lược phát triển tổng thể của tập đoàn. Đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với công ty thông qua việc công bố thông tin minh bạch về tình hình của doanh nghiệp, qua đó giúp cho hình ảnh công ty được lan rộng hơn.

Cuối tháng 3/2019, HoSE đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2 - PECC2 (mã TV2). TV2 có vốn điều lệ 123 tỷ đồng, đã định chuyển sàn từ HNX sang HOSE trong năm 2018 nhưng chưa thực hiện được. TV2 niêm yết trên HNX từ tháng 10/2009 và được biết đến là một trong những doanh nghiệp có hiệu quả sinh lời cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2017, TV2 dẫn đầu về chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) khi đạt 36.574 đồng/cổ phiếu. Năm 2018, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TV2 ghi nhận 1.840 tỷ đồng và 224 tỷ đồng, EPS đạt 18.201 đồng /cổ phiếu do TV2 đã phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn gấp đôi.

Phát biểu tại lễ trao niêm yết, ông Nguyễn Chơn Hùng, Chủ tịch HĐQT TV2 cho biết: "Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, TV2 tham gia ngày càng nhiều vào các dự án lớn, đòi hỏi công ty phải có bước phát triển mạnh mẽ hơn về năng lực và quy mô vốn. Theo đó, việc niêm yết cổ phiếu TV2 trên HoSE là một chặng đường phát triển mới đang rộng mở".

Ngày 29/5/2019, toàn bộ 448,35 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera đã chính thức chuyển sang giao dịch trên HoSE với giá tham chiếu 19.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Biên độ dao động cổ phiếu trong phiên chào sàn HoSE là 20%.

Phát biểu tại buổi chào sàn HoSE của Viglacera, Thứ trưởng bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết: "Việc niêm yết cổ phiếu của Viglacera lên sàn HoSE là cơ hội tốt cho việc huy động vốn của đơn vị tạo nguồn lực cho việc phát triển ổn định, bền vững của Tổng công ty, nhưng cũng là một thách thức lớn cho bộ máy điều hành, về tính minh bạch, công khai, tuân thủ cao hơn về chuẩn mực của công ty niêm yết, nhưng Tôi tin rằng với Bộ máy điều hành hiện nay cùng với vị thế của Viglacera, Tổng công ty sẽ ngày càng phát triển ổn định và bền vững, cổ phiếu của Viglacera sẽ ngày càng có giá trị trên thị trường, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư".

Anh Khang T/h

Tin cũ hơn
Xem thêm