Có nên áp dụng hạn mức ví điện tử 20 triệu đồng/ngày?

Cập nhật: 17:43 | 05/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việc đặt ra hạn mức giao dịch của ví điện tử đối với khách hàng cá nhân không quá 20 triệu đồng/ngày (không quá 100 triệu đồng/tháng), DN tối đa 100 triệu đồng/ngày sẽ khiến khách hàng buộc phải duy trì 2 hay nhiều tài khoản thanh toán cùng một lúc.  

co nen ap dung han muc vi dien tu 20 trieu dongngay

Liên tiếp bê bối: Grab "ngấm đòn" xử phạt

co nen ap dung han muc vi dien tu 20 trieu dongngay

Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt còn nằm ở sự tiện lợi

co nen ap dung han muc vi dien tu 20 trieu dongngay

Lý do ví điện tử chỉ được giao dịch 20 triệu đồng/ngày là gì?

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Nhằm giảm thiểu rủi ro về lợi dụng ví điện tử để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, NHNN đề xuất trong dự thảo về quy định hạn mức giao dịch với ví điện tử để phù hợp với mục đích sử dụng là phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ. NHNN Việt Nam đang dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11.12.2014 về hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Theo quy định về hạn mức giao dịch ví điện tử sẽ hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và không phù hợp với nhu cầu sử dụng ví điện tử của khách hàng, đặc biệt là hạn mức theo ngày.

co nen ap dung han muc vi dien tu 20 trieu dongngay
Có nên áp dụng hạn mức ví điện tử 20 triệu đồng/ngày?. Ảnh minh họa

Việc đặt ra hạn mức giao dịch của ví điện tử đối với khách hàng cá nhân không quá 20 triệu đồng/ngày (không quá 100 triệu đồng/tháng), doanh nghiệp tối đa 100 triệu đồng/ngày sẽ khiến khách hàng buộc phải duy trì 2 hay nhiều tài khoản thanh toán cùng một lúc. Điều này gây tốn kém chi phí xã hội rất lớn và không phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế số.

Theo đó, quy định về hạn mức giao dịch ví điện tử sẽ hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và không phù hợp với nhu cầu sử dụng ví điện tử của khách hàng, đặc biệt là hạn mức theo ngày. VCCI đề xuất việc xác định hạn mức thanh toán nên để khách hàng tự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân, tổ chức. Khi khách hàng đăng ký dịch vụ đơn vị cung cấp ví sẽ mặc định hạn mức chi trả tương ứng với quy định của dự thảo và cho phép khách hàng được điều chỉnh theo nhu cầu.

Về dự thảo của NHNN quy định mỗi khách hàng chỉ được mở 1 ví điện tử tại một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. VCCI cho rằng, các doanh nghiệp và khách hàng sẽ tự đánh giá được sự lãng phí hay cần thiết của việc mở thêm ví mới. Đối với hoạt động thanh toán qua ngân hàng (NH), hiện không có quy định nào hạn chế số tài khoản thanh toán một khách hàng được mở tại một NH.

Bên cạnh đó, việc mở nhiều ví hoặc nhiều tài khoản thanh toán phù hợp với nhu cầu của một số khách hàng như cá nhân kinh doanh có một ví dành cho chi tiêu cá nhân và một ví dành cho hoạt động kinh doanh; hoặc một số doanh nghiệp cần tách bạch chi phí cho nhân viên, chi phí hoặc doanh thu cho đại lý bán lẻ, hoặc chi phí cho từng chương trình khuyến mãi… Do đó, đề nghị bỏ quy định về hạn chế số lượng ví điện tử.

Nếu áp dụng theo quy định nhiều loại hàng hoá, dịch vụ như đồ điện tử, đồ gia dụng, điện thoại di động, vé máy bay và tour du lịch… có mức chi trả vượt quá hạn mức 20 triệu đồng. Việc này gây tốn kém cho chi phí xã hội và không phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế số.

Hoài Dương