Cơ chế giãn hoãn nợ sẽ được đề xuất kéo dài thêm

Cập nhật: 14:51 | 26/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi vay đến 31/12/2020, nhưng với diễn biến mới của dịch, mốc thời gian này tiếp tục có đề xuất được nới dài hơn.

4852-gianhoanno
90% doanh nghiệp cho biết giảm doanh thu trong mùa dịch

Doanh nghiệp Việt đang khó trăm đường

Một khảo sát mới nhất của Ngân hàng UOB phối hợp với các đối tác nghiên cứu về tình hình ứng phó của các doanh nghiệp trong khối ASEAN trong thời dịch bệnh Covid-19 vừa được công bố cho thấy, chỉ có 4% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam kỳ vọng tăng doanh thu, cũng chỉ có 6% cho rằng doanh thu sẽ không đổi và 90% doanh nghiệp cho biết giảm doanh thu trong mùa dịch.

Doanh nghiệp Việt Nam xếp hạng thứ 2 về mức độ bi quan nhất đối với triển vọng kinh doanh trong năm 2020, sau Thái Lan và Singapore là các quốc gia lạc quan nhất, rồi đến Indonesia, Malaysia.

PMI có lẽ là thông số khiến nhiều doanh nghiệp quan ngại. Theo IHS Market, đơn vị thu thập kết quả khảo sát Chỉ số Nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers' Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei, PMI tháng 7 của Việt Nam đã giảm xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm, cụ thể từ 51,1 điểm tháng 6 xuống còn 47,6 điểm.

Như vậy, sau đà tăng lần thứ hai trong năm vào tháng 6 đạt 51,1 điểm thì chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 7 quay đầu giảm cả về sản lượng, đơn hàng mới trong hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian và đầu tư cơ bản khi dịch bệnh trong nước bùng phát trở lại tuần cuối cùng của tháng 7.

Các nhà sản xuất cũng phải quyết định cắt giảm việc mua hàng hóa, nguyên liệu sản xuất đầu vào và hàng tồn kho.

Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch khiến cho việc giao nhận hàng hóa từ Trung Quốc hoặc vận tải bằng đường biển khó khăn, dẫn tới thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị đình trệ, kéo dài, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào.

Về giá thành phẩm trong nước, ghi nhận tháng 7/2020 cũng giảm lần thứ 6 liên tiếp, với mức giảm mạnh hơn cả tháng 6.

Số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố chính thức tính đến 28/7, tín dụng trong nền kinh tế tăng 3,45% so với đầu năm, chỉ cao hơn 0,2% so với mức 3,26% vào cuối tháng 6.

Mức tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2020 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (7,13%), cũng là mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.

Số liệu tăng trưởng tín dụng từ các ngân hàng thương mại trong 6 tháng đầu năm một số ngân hàng như BIDV, VietinBank, Techcombank… đang gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của vốn trong điều kiện không thể hạ chuẩn cho vay do lo ngại nợ xấu.

Báo cáo tài chính của BIDV cho biết, tính đến 30/6/2020, tín dụng của BIDV mặc dù tăng hơn 2%, song lợi nhuận từ hoạt động cho vay giảm 24% so với cùng kỳ 2019. Tại VietinBank, tín dụng tăng 0,66% tính đến 30/6/2020, trong khi huy động vốn tăng 2,35%...

Trước đó 2 tháng, NHNN đã có động thái hỗ trợ doanh nghiệp trước khi công bố dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất tại dự thảo là NHNN cho phép kéo dài thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi vay đến ngày 31/12/2020.

Do mới là dự thảo nên thời hạn này đang có những đề xuất kéo dài hơn.

Thời điểm nào?

Thông tư 01 ban hành ngày 13/3/2020 (thời điểm dịch xuất hiện) quy định: “Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19”.

Thời điểm đó, thông tin về Covid-19 còn thiếu và vẫn còn nhiều kịch bản lạc quan là dịch sẽ kết thúc sau tháng 6, tháng 9…

Do vậy, chỉ sau 2 tháng, NHNN đã phải căn cứ trên thực tế để đưa ra dự thảo sửa đổi, theo đó cho phép: “Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020”.

Lý giải việc điều chỉnh này, NHNN cho biết, việc sửa đổi xuất phát từ những đánh giá thực tế về tác động tiêu cực của dịch Covid-19, đồng thời căn cứ vào 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 mà Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/5/2020.

Thông tư 01 ban hành ngày 13/3/2020 (thời điểm dịch xuất hiện) quy định: “Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19”.

Thời điểm đó, thông tin về Covid-19 còn thiếu và vẫn còn nhiều kịch bản lạc quan là dịch sẽ kết thúc sau tháng 6, tháng 9…

Do vậy, chỉ sau 2 tháng, NHNN đã phải căn cứ trên thực tế để đưa ra dự thảo sửa đổi, theo đó cho phép: “Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020”.

Lý giải việc điều chỉnh này, NHNN cho biết, việc sửa đổi xuất phát từ những đánh giá thực tế về tác động tiêu cực của dịch Covid-19, đồng thời căn cứ vào 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 mà Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/5/2020.

BacA Bank chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu

Ngân hàng TMCP BacA Bank (BAB – UPCoM) cho biết, ngày 8/9 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 ...

Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước đang rút mạnh tiền về

Nửa đầu năm này không chỉ chứng kiến các nhà băng rút tiền khỏi Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) mà Kho bạc Nhà nước cũng ...

VIB chuẩn bị Đại hội cổ đông bất thường

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông tham dự Đại ...

PV