Chuyện tăng lương, giảm giờ làm "hâm nóng" nghị trường Quốc hội

Cập nhật: 12:18 | 14/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - “Đây chưa phải là thời điểm để tăng lương, giảm giờ làm”. Đó là quan điểm của chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khi tham gia thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) trong sáng ngày 14/8.

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi

Phía sau câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động vẫn khó khăn tứ bề

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi

Tại sao có nghịch lý: Lương tăng nhưng người lao động phập phồng bất an?

"Không đồng tình nới khung giờ làm thêm"

Đề nghị của Chính phủ về việc nới khung giờ làm thêm tối đa (từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, theo Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, "mục tiêu của chúng ta từ xưa đến nay là tăng lương giảm giờ làm. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, trình độ quản lý của doanh nghiệp ngày càng tốt lên. Vậy tại sao phải tăng giờ làm?".

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc

Quan điểm của tôi thì tăng giờ làm cũng cần thiết nhưng không phải là phổ biến, thường xuyên. Chỉ tăng giờ làm trong những thời điểm nhà nước phát động vì mục tiêu nào đó, phong trào thi đua nào đó trong những thời điểm nhất định thì người lao động sẽ ủng hộ ngay", Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Còn theo chia sẻ của Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, ông Hải thừa nhận: "Nhu cầu được làm thêm giờ là từ cả 2 phía: người lao động và người sử dụng lao động (giới chủ)... Nhưng giới chủ sẽ có lợi hơn bởi họ sẽ không phải tuyển thêm lao động mới và giảm được nhiều chi phí. Trong khi đó, hiện nay có tình trạng không ít chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy tôi không đồng tình với quy định nới khung giờ làm thêm", bà Hải nói.

Tương tự, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích: Hiện chúng ta có nhiều ngành nghề, lĩnh vực phải làm theo mùa vụ như là dệt may, thủy sản…, nhưng đây cũng là cá biệt. Như vậy trong luật phải quy định rõ là những ngành, nghề nào được tăng giờ làm và cụ thể trong ngày, trong tuần được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ.

Về quy định thời gian làm việc chính thức hiện là 48 giờ/tuần, ông Lưu đề nghị giảm xuống còn 44 giờ/tuần (tức là người lao động làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và nửa ngày thứ 7). Đây cũng là nội dung được đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị.

"Tác động tiêu cực từ thương chiến Mỹ - Trung với kinh tế Việt Nam lớn hơn dự báo trước đây của các chuyên gia...

"Trong bối cảnh đó, người lao động cần đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn này. Đây chưa phải lúc để thực hiện tăng lương giảm giờ làm. Điều này chỉ có thể thực hiện khi nền kinh tế của chúng ta phát triển tốt hơn trong tương lai", ông Lộc khẳng định.

"Thời điểm khó khăn của nền kinh tế"

Trình bày khá dài trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: "Mục tiêu của chúng ta là cải thiện đời sống cho người lao động nhưng phải phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của chúng ta".

Theo ông Lộc, hiện nay do tác động của tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn.

Trong vị thế của người đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Lộc "đồng ý phương án Chính phủ trình là nới khung giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm (tăng thêm 100 giờ so với quy định hiện hành).

Việc tăng giờ làm thêm rất có ý nghĩa đối với các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Đề nghị giữ mức tiền công làm thêm như quy định hiện hành, không quy định tăng lũy tiến".

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi

"Năng suất lao động hiện nay của Việt Nam trong khu vực ASEAN là rất thấp, chỉ đứng trên Campuchia. Đây là thời điểm chúng ta phải nỗ lực lao động để phát triển đất nước", vị Chủ tịch VCCI nói thêm.

Trước đó, sáng 29/5, dự án Bộ Luật lao động sửa đổi chính thức được Chính phủ đệ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đây là bộ luật đang được xã hội, dư luận người lao động đặc biệt quan tâm.

Về nội dung điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, dự thảo đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: "Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi".

Phương án 2: "Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi".

Dự thảo cũng đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

Trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác…

Dự thảo cũng đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là Ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Theo Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất này phù hợp với truyền thống, văn hóa và đạo lý dân tộc, nguyện vọng của nhân dân.

Đáng chú ý, luật sửa đổi cũng bổ sung 3 điều quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và sửa đổi 5 điều hiện hành. Một trong những lý do của việc bổ sung nội dung này là nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi

Giảm giờ làm từ 48h xuống 44h/tuần có "khoan thư sức dân"?

TBCKVN - Dự thảo Luật Lao động sửa đổi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (vấn đề giảm giờ làm việc ...

chuyen tang luong giam gio lam ham nong nghi truong quoc hoi

Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Dự thảo Bộ luật trình Quốc hội xin ý kiến tập trung vào những vấn đề còn ý kiến khác nhau, như: việc mở rộng ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm