Chứng khoán phiên chiều 11/6: Giao dịch ảm đạm, 2 sàn quay đầu giảm nhẹ

Cập nhật: 16:24 | 11/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Phiên giao dịch chiều diễn ra khá ảm đạm khi dòng tiền vẫn chưa chịu nhập cuộc, bất chấp sự khởi sắc của thị trường châu Á cũng như khối ngoại mua ròng khá mạnh.  

chung khoan phien chieu 116 giao dich am dam 2 san quay dau giam nhe

Chứng khoán phiên chiều 10/6: Áp lực phân hóa, 2 sàn diễn biến trái chiều

chung khoan phien chieu 116 giao dich am dam 2 san quay dau giam nhe

Chứng khoán phiên chiều 7/8: Cuối tuần ngập tràn sắc xanh

chung khoan phien chieu 116 giao dich am dam 2 san quay dau giam nhe

Chứng khoán phiên sáng 7/6: VN-Index lấy lại mốc 950 điểm

Các cổ phiếu được phát hành chứng quyền đều ghi nhận sự tích cực. Cụ thể, MWG tăng 1,6%, HPG tăng 1,1%, MBB tăng 0,7%, PNJ tăng 0,5% và FPT tăng 0,4%.

Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng vẫn giữ được đà tăng khá tốt. Trong đó, EIB vượt lên trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm với mức tăng 1,1%, tiếp đó là VCB (1%) và BID (0,6%). Ngược lại, NVB giảm 3,6% xuống còn 8.000 đông/cp, VIB giảm 1,8% và LPB giảm 1,3%.

chung khoan phien chieu 116 giao dich am dam 2 san quay dau giam nhe
Ảnh minh họa

Trong nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, SIP tiếp tục có phiên giao dịch thứ 4 không khớp lệnh trong khi D2D đảo chiều giảm 4%.

Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán gia tăng khiến các chỉ số quay đầu đi xuống, thanh khoản sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó.

Đáng chú ý, dòng tiền chuyển hướng vào nhóm cổ phiếu dự kiến được phát hành chứng quyền. Trong đó, MWG là cổ phiếu tăng tốt nhất với mức tăng 1,1% lên 89.600 đồng/cp, theo sau là MBB (0,5%), HPG (0,4%), FPT (0,2%) và PNJ (0,1%). Ngược lại, một cổ phiếu bluechips giảm mạnh tạo áp lực lên thị trường như SBT (-5,9%), DPM (-2,2%) và SAB (-2,1%).

Nhóm dệt may và khu công nghiệp tiếp tục diễn biến khởi sắc do kỳ vọng được hưởng lợi từ chiến tranh thương mạnh. Tại nhóm dệt may, các cổ phiếu VGT, GMC, STK, MSH tăng giá trong khi TCM, TNG đảo chiều đi xuống.

Đối với nhóm khu công nghiệp, SZN tăng 12,1% lên 25.000 đồng/cp, theo sau là VRG (3,1%), NTC (0,8%) và KBC (0,7%). Đặc biệt, cổ phiếu SIP có phiên thứ 4 liên tiếp không xuất hiện giao dịch.

Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn HOSE với 140 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index giảm 0,83 điểm (-0,09%) về 962,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136,38 triệu đơn vị, giá trị 3.178,06 tỷ đồng, giảm12% về khối lượng và 17%% về giá trị so với phiên 10/6.

Trên sàn HNX, sắc xanh chỉ duy trì ngắn ngủi trong thời gian đầu của mỗi phiên giao dịch, sau đó là chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, thanh khoản ghi nhận sự bứt phá. Kết thúc phiên giao dịch, với 63 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%) xuống 103,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,05 triệu đơn vị, giá trị 254 tỷ đồng, tăng48% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên 10/6.Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 2,87 triệu đơn vị, giá trị gần 27 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, diễn biến giao dịch tích cực hơn hẳn so với 2 sàn niêm yết khi sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch, kết phiên ở mức gần cao nhất. Thanh khoản tăng vọt. Kết thúc phiên giao dịch, UPCoM -Index tăng 0,3 điểm (+0,55%) lên 55,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,43 triệu đơn vị, giá trị 307 tỷ đồng, tăng 92% về khối lượng và 68% về giá trị so với phiên 10/6. Trong đó, giao dịch thỏa đóng góp 3,7 triệu đơn vị, giá trị gần 99 tỷ đồng chủ yếu đến từ 2m47 triệu cổ phiếu TVP, giá trị 65 tỷ đồng.

Nguyễn Thanh